Ống kính nhà văn

Đập đá ở Cô Tô

Thứ Bảy, 19/06/2021 16:16

Tôi về xóm đá Cô Tô trong cái nắng hè đổ lửa. Từng lớp khói bụi bay ngợp trời sau tiếng nổ mìn chát chúa từ các mỏ đá là tiếng đục chạm liên hồi phá tan sự yên bình của làng quê vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Những gương mặt đen sạm nhiều nếp nhăn, mướt mát mồ hôi của cả đàn ông và đàn bà đổ bóng trên nền đất phủ đầy vụn đá. Những đôi bàn tay gân guốc, chai sần gồng sức quai búa chêm nêm sắt vào đá để tạo ra đường cắt thẳng, cong phù hợp với từng sản phẩm đặt hàng. Cả xóm đi đâu cũng thấy đá và bụi đá... mặc dù môi trường lao động độc hại, thu nhập không cao, nhưng người dân Núi Tô vẫn nhẫn lại, chăm chỉ với nghề lao động chân tay nặng nhọc bởi cuộc sống mưu sinh.

Xóm đá Cô Tô thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, nằm dọc theo con kinh Ba Thê. Mấy chục năm qua, nơi đây được xem là trung tâm khai thác, gia công đá để bán cho người tiêu dùng trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và nước bạn Campuchia.
Hàng ngàn người lao động sống nhờ vào nghề làm đá. Dù thu nhập với nghề này không cao, trung bình mỗi người chỉ kiếm được từ 80.000đ đến 100.000đ/ngày.
Công việc của người làm đá bình thường đã nặng nhọc và độc hại, trong ngày hè oi bức 40 độ C thì nỗi cực còn tăng hơn gấp bội.
Những đôi bàn tay gân guốc, chai sạn dưới cái nắng oi bức của ngày hè phương Nam.
Việc chẻ đá nặng nhọc tưởng chỉ dành cho cánh đàn ông sức dài vai rộng, nhưng không ít chị em phụ nữ cũng tham gia vào công cuộc mưu sinh này.
Việc làm đá nếu đàn ông có lợi thế về sức khỏe thì phụ nữ lại nhỉnh hơn về độ khéo khi xử lí những khối đá khó tính và đòi hỏi sự thận trọng tỉ mẩn.
Làng chẻ đá Cô Tô có hơn 100 lao động nữ làm việc mỗi ngày, đi cùng với nó là rất nhiều nguy hiểm về tai nạn lao động, các bệnh lí về phổi, mắt, tai, xương khớp.
Nghề này không chỉ cực, thu nhập bèo bọt mà còn nhanh tàn phá cơ thể. Đó là tâm sự của đa phần lao động ở đây mỗi khi được hỏi.
Dưới bàn tay lao động chăm chỉ của người thợ, những khối đá cục mịch được lên hình.
 Những khối đá thành phẩm xếp hàng để giao cho khách. 
Đá mang lại thu nhập, làm thay đổi cuộc sống nhưng cũng tiềm ẩn không ít hiểm nguy về tai nạn, sức khỏe. Chính quyền cần có giải pháp để biến những khó khăn thành thế mạnh phát triển kinh tế địa phương, giữ được nét văn hóa cũng như nghề thủ công truyền thống đem lại thu nhập cho bà con.
Tổ chức trang: Vũ Thành Duy
Thực hiện: Trương Chí Hùng
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Nguyên mẫu nhà sư trong tiểu thuyết "Lời nguyện cầu cho những linh hồn phiêu dạt"

Nguyên mẫu nhà sư trong tiểu thuyết "Lời nguyện cầu cho những linh hồn phiêu dạt"

Nhiều tháng sau, có dịp hành quân qua những nơi này, tôi để ý thấy những lùm cỏ xanh giống hình xác người. Những lùm cỏ xanh tươi, lên cao giữa cảnh khô cằn của mùa khô xung quanh... (ĐOÀN TUẤN)

"Những người đốt gạch" - nhân vật chính đã đi xa

"Những người đốt gạch" - nhân vật chính đã đi xa

Chúng tôi ngại nhất là đóng than. Than vốn có một lượng dầu bám dính vô cùng khó tẩy rửa. Khuôn than xộc xệch. Than mua về lổn nhổn lẫn cả đá sỏi vô thiên lủng... (PHÙNG VĂN KHAI)

Xẹt ngang cơn sét

Xẹt ngang cơn sét

Văn chương là sự sáng tạo, nói rằng có nguyên mẫu thì cũng hơi kì, nhưng có ai viết mà không xẹt qua đầu một dấu ấn, hình hài nào đó của con người ta đã gặp... (BẢO THƯƠNG)

Thanh xuân của “người đàn bà tìm nước”

Thanh xuân của “người đàn bà tìm nước”

Tôi như một vị quan tòa trong cuộc hôn nhân chơi vơi của đôi vợ chồng - những nguyên mẫu của nhân vật trong truyện ngắn Người đàn bà đi tìm nước của mình... (VÕ DIỆU THANH)