Ống kính nhà văn

Để tiếng cồng chiêng mãi ngân vang

Thứ Ba, 11/07/2023 15:52

Từ bao đời nay, cồng chiêng được xem là nhạc cụ biểu trưng cho văn hóa Mường, được hiện diện trong mọi mặt đời sống của đồng bào Mường Phú Thọ. Trong đời sống xã hội ngày nay với sự xâm lấn của nhiều loại hình văn hóa và phương tiện nghe nhìn hiện đại, văn hóa cồng chiêng của người Mường Phú Thọ đã phần nào bị mai một. Tiếng cồng, tiếng chiêng chỉ còn ngân lên trong ngày lễ hội của bản làng hay trong các dịp biểu diễn văn nghệ.
Gần đây, với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, những xã có đông đồng bào Mường sinh sống đã thành lập được các đội cồng chiêng để tham gia biểu diễn trong các ngày hội văn hóa các dân tộc, đây cũng là hình thức để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường.

Trong văn hóa người Mường Phú Thọ trước đây cồng chiêng là nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống văn hóa cộng đồng.
Cồng chiêng giống như là phần hồn của người Mường, âm thanh của cồng chiêng như tiếng đồng vọng của núi rừng, của sông suối, hoà quyện với nhịp thở của mỗi người dân sống trong bản làng.
Cồng chiêng gắn liền với vòng đời của người Mường Phú Thọ từ khi sinh ra cho đến khi chết đi.
Trong các sinh hoạt văn hóa và đời sống của người Mường trước kia đều gắn liền với âm thanh ngân nga của tiếng cồng.
Tiếng cồng không chỉ mang đến may mắn cho mọi người vào mỗi dịp đầu năm mới, mà tiếng cồng cũng là thanh âm gắn kết giữa tổ tiên với cháu con.
Tiếng cồng còn xuất hiện trong hầu hết mọi sinh hoạt của người dân từ lễ về nhà mới, lễ hội cầu mùa, đám cưới, đám ma…
Ngoài ý nghĩa âm nhạc, bộ cồng chiêng còn biểu hiện cho 12 tháng trong năm.
Cồng chiêng còn được dùng làm của hồi môn cho cô dâu khi về nhà chồng.
Cồng chiêng tượng trưng cho sự giàu có. Nhà nào có điều kiện mới có bộ cồng chiêng treo trong nhà.

Tiếng cồng cất lên trong những ngày lễ, tết xua tan điềm dữ, mang nguyện ước ấm no, hạnh phúc.
Tiếng cồng, tiếng chiêng là một nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Mường ở Phú Thọ.
Ngày nay, trước sự xâm lấn của các loại hình phương tiện giải trí khác, cồng chiêng không còn hiện diện nhiều như trước kia.
Nhưng với sự quyết tâm khôi phục của chính quyền và sự đồng lòng của nhân dân, tiếng cồng chiêng đang được khôi phục và trở lại trong đời sống tinh thần của dân bản.
Tổ chức trang: VŨ THÀNH DUY
Thực hiện: ĐỖ THU QUYÊN
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)