Sách về nhà số 4

Kí ức kinh hoàng về một cuộc thảm sát

Thứ Ba, 04/08/2020 07:02

Cuốn sách mở đầu bằng một tiếng súng: “Đoàng! Đó là lúc 11 giờ trưa, khi tiếng súng định mệnh làm rúng động một làng quê yên bình”. Đó là tiếng súng khai màn cuộc thảm sát kinh hoàng ngày 12 tháng 2 năm 1968 tại hai ngôi làng Phong Nhất và Phong Nhị, thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

“Ngày hôm ấy, cây da dù đã nhìn thấy cô bé. Đã nhìn thấy cậu bé. Đã nhìn thấy những người phụ nữ vừa lúi húi làm việc vừa cho con bú sữa. Đã nhìn thấy một tốp lính kéo vào làng. Đã nhìn thấy một lễ cúng đất bằng máu và lửa…”

Cuốn sách “12.2.1968” là một hồ sơ điều tra thực địa và sao lục nhiều tư liệu chiến tranh trong 6 năm (2000-2006), dựa vào những tư liệu và nhân chứng đã tái hiện cuộc thảm sát ở hai làng Phong Nhất, Phong Nhị được thực hiện bởi những người lính đánh thuê quân đội Đại Hàn.

Trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam năm 1968 mà tác giả mô tả là “người Mỹ và người Việt đang chết dần chết mòn trên chiến trường”, người Hàn Quốc đã tự cuốn mình vào một tội ác chiến tranh ghê rợn. Trong một thời khắc mất kiểm soát, họ đã để lại những vết thương, sự day dứt và một kí ức kinh hoàng.

Khi viết cuốn sách này, tác giả Koh Kyoung Tae đã lặn lội về Việt Nam, tìm kiếm tư liệu và nhân chứng để làm một hồ sơ khách quan và trung thực nhất về tội ác của lính Hàn trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Qua những hình ảnh tư liệu, lời tự thuật của những nhân chứng còn sống sót, Koh Kyoung Tae hi vọng chia sẻ được nỗi đau với những nạn nhân của cuộc thảm sát, đồng thời, ông chỉ ra sự mù quáng, phi nghĩa của bạo lực, chiến tranh cũng như trách nhiệm của chính phủ Hàn Quốc trong cuộc chiến ở Việt Nam.

Koh Kyoung Tae sinh năm 1967, từng là tổng biên tập tuần báo Hankyoreh 21. Tờ báo này chủ trương soi rọi lại lịch sử tham chiến của người Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam với thông điệp “Thành thật xin lỗi Việt Nam”. Hiện ông là Ủy viên Ủy ban xúc tiến Thành lập Quỹ Hòa bình Hàn - Việt.

Sách xuất bản năm 2015 bằng tiếng Hàn và được dịch sang tiếng Anh. Phanbook & NXB Đà Nẵng ấn hành bản tiếng Việt tháng 6 năm 2020.

VNQĐ Online

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Xẹt ngang cơn sét

Xẹt ngang cơn sét

Văn chương là sự sáng tạo, nói rằng có nguyên mẫu thì cũng hơi kì, nhưng có ai viết mà không xẹt qua đầu một dấu ấn, hình hài nào đó của con người ta đã gặp... (BẢO THƯƠNG)

Thanh xuân của “người đàn bà tìm nước”

Thanh xuân của “người đàn bà tìm nước”

Tôi như một vị quan tòa trong cuộc hôn nhân chơi vơi của đôi vợ chồng - những nguyên mẫu của nhân vật trong truyện ngắn Người đàn bà đi tìm nước của mình... (VÕ DIỆU THANH)

Lòng dũng cảm và đức hi sinh của người lính chẳng thể nào hư cấu được

Lòng dũng cảm và đức hi sinh của người lính chẳng thể nào hư cấu được

Chịu khó đọc, tự tin mình cũng có thể viết được như mọi người, nhưng lúc đó tôi chưa có ý thức trở thành người viết chuyên nghiệp, chỉ muốn kể lại những câu chuyện chiến tranh gian khổ ác liệt... (TRUNG SỸ)

Có khi là từ những mơ hồ

Có khi là từ những mơ hồ

Trong tiểu thuyết, nhân vật Nhà văn trẻ có một người vợ bỗng dưng mất tích, trước khi rời đi, cô tháo cái sim điện thoại bỏ vô bể cá, nên cuộc kiếm tìm trở nên vô vọng... (TRẦN NHÃ THỤY)