Dòng chảy  Văn nghệ

“Kinh dịch”, Tô Đông Pha và những câu chuyện văn hoá, văn học

Thứ Tư, 30/10/2019 12:33

Ngày 29/10/2019, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm - Đại học Huế đã tổ chức buổi toạ đàm học thuật chủ đề “Dịch học - văn hóa và văn minh viễn cổ phương Đông; Sự hình thành vạn vật và nguyên tắc tự nhiên trong tạo vật của con người” và “Đặc sắc văn học và tư tưởng triết học của Tô Đông Pha” với sự góp mặt của ba diễn giả đến từ Trung Quốc và Đài Loan: giáo sư Lương Chấn Danh, giáo sư Lương Chấn Hoàn và giáo sư Lý Thường Sinh.

TS Nguyễn Văn Thuấn - Trưởng Khoa Ngữ văn, ĐHSP Huế - tặng hoa chào mừng các diễn giả (từ trái qua): GS Lương Chấn Hoàn, GS Lương Chấn Danh, GS Lý Thường Sinh 

Sự kiện thu hút đông đảo nhà nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu văn học, nhà ngôn ngữ học, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên các ngành Ngữ văn, tiếng Trung, Đông phương học…

Giáo sư Lương Chấn Danh nguyên là Trưởng bộ môn Nghiên cứu giáo dục, Khoa Ngữ văn Trung Quốc - Đại học Sư phạm Hoa Nam, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Giáo sư Lương Chấn Hoàn nguyên là giáo sư chuyên ngành Tư duy thiết kế đổi mới - Viện Khoa học liên ngành, Đại học Khoa học kĩ thuật Đài Bắc, Đài Loan. Giáo sư Lương Chấn Hoàn từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Cố vấn trưởng Hội Thiết kế công nghiệp Đài Loan; Chủ tịch Hội Thiết kế công nghiệp Đài Loan; Chủ nhiệm Khoa Thiết kế công nghiệp, Trưởng bộ môn Nghiên cứu thiết kế đổi mới, Viện trưởng Viện Khoa học thiết kế, Đại học Khoa học kĩ thuật Đài Bắc, Đài Loan; Cố vấn Viện Nghiên cứu kĩ thuật công nghiệp Đài Loan; Cố vấn Trung tâm Thiết kế sáng tạo Đài Loan… Chủ đề “Dịch học - văn hóa và văn minh viễn cổ phương Đông; Sự hình thành vạn vật và nguyên tắc tự nhiên trong tạo vật của con người” do hai giáo sư Lương Chấn Danh và Lương Chấn Hoàn phối hợp thuyết trình. Bài thuyết trình thông tuệ đã đem đến cho người nghe những câu chuyện bổ ích xung quanh giá trị văn học, sử học, triết học… trong Kinh dịch; hay những câu chuyện thú vị trầm tích kinh nghiệm của người xưa về luân thường đạo lí, về canh tác nuôi trồng, xuất hành buôn bán, dựng vợ gả chồng… Đặc biệt, những vấn đề ứng dụng của Kinh dịch trong thiết kế, đổi mới sản phẩm, dịch vụ trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 nói riêng, trong muôn mặt đời sống hiện đại nói chung cũng đã được hai giáo sư đề cập một cách thuyết phục.

GS Lương Chấn Danh (trái) và thông dịch viên Nguyễn Anh Dân tại sự kiện

Giáo sư Lý Thường Sinh nguyên là giáo sư tại Đại học Văn hóa Trung Quốc, thành phố Đài Bắc, Đài Loan. Ông từng tốt nghiệp tiến sĩ kiến trúc, Đại học Đông Nam Nam Kinh, thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc; tiến sĩ sử học, Đại học Sư phạm Nam Kinh; tiến sĩ văn học, Đại học Vũ Hán, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc... Bài thuyết trình với chủ đề “Đặc sắc văn học và tư tưởng triết học của Tô Đông Pha” do giáo sư Lý Thường Sinh trình bày đã giúp người nghe hiểu hơn về vai trò, vị trí của Tô Thức trong lịch sử, văn hóa, văn học Trung Quốc. Trải qua hai mươi năm nghiên cứu, giáo sư Lý Thường Sinh vừa xuất bản bộ sách Tô Đông Pha hành tung khảo gồm năm quyển, dày khoảng 1.700 trang. Có thể nói, Lý Thường Sinh là một trong những học giả nghiên cứu Tô Đông Pha có uy tín. Bài thuyết trình “Đặc sắc văn học và tư tưởng triết học của Tô Đông Pha” đã cố gắng lột tả chân xác năm giai đoạn cuộc đời và nhận thức sinh mệnh của Tô Đông Pha. Đây cũng chính là căn nguyên nội tại làm nên thành tựu nhiều mặt trong sự nghiệp của nhân vật kiệt xuất này.

GS Lý Thường Sinh (trái) và thông dịch viên Nguyễn Văn Luân tại sự kiện

Phần thảo luận sôi nổi của cử toạ với các giáo sư đã cho thấy sự quan tâm sâu sắc của giới nghiên cứu Việt Nam với Kinh dịch, với Tô Đông Pha cũng như với nhiều vấn đề văn học, văn hóa Trung Quốc.

Sự thành công của chương trình lần này đã góp phần làm đầy thêm những nỗ lực phát triển nghiên cứu khoa học, giao lưu học thuật quốc tế của Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm - Đại học Huế.

Sự kiện do hai giảng viên trẻ của Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm - Đại học Huế là Nguyễn Anh Dân và Nguyễn Văn Luân lên ý tưởng, kết nối với diễn giả và làm thông dịch viên.

VIỆT HÙNG

 

 

 

 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)

Nguyên mẫu nhân vật Năm Thao, Năm Lựu Đạn trong "Hoa xương rồng"

Nguyên mẫu nhân vật Năm Thao, Năm Lựu Đạn trong "Hoa xương rồng"

Sòng nhậu đầu tiên ở bãi, không bến không bờ tức giang hồ thiệt thọ, đã phết cho tôi Tàn sau Minh để hóa một Minh Tàn... (NGUYỄN TRÍ)

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)