Dòng chảy  Văn nghệ

Tọa đàm “Tác phẩm triển lãm mĩ thuật toàn quốc đề tài LLVT và CTCM giai đoạn 2014 - 2019”

Thứ Năm, 31/10/2019 16:38

Hướng tới kỉ niệm 30 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2019), 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2019), được sự đồng ý của Thủ trưởng Tổng cục Chính trị - Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày 30/10/2019, tại Bảo tàng Mĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (số 97A Phó Đức Chính, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh), Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm “Tác phẩm triển lãm mĩ thuật toàn quốc đề tài Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng giai đoạn 2014-2019”.  

Trung tá Mai Thị Ngọc - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam - chủ trì Toạ đàm

Toạ đàm có sự hiện diện của đại diện lãnh đạo Cục Chính trị/Quân khu 7, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Mĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Mĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, đông đảo họa sĩ, nhà điêu khắc trong và ngoài quân đội khu vực phía Nam.

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được Tổng cục Chính trị giao nhiệm vụ là thường trực vận động sáng tác mĩ thuật đề tài Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng. Từ năm 2014 - 2019, Bảo tàng đã tổ chức phát động sáng tác mĩ thuật đề tài này tại cả ba miền Bắc, Trung, Nam, thu hút được đông đảo họa sĩ, nhà điêu khắc trong và ngoài quân đội nhiệt tình hưởng ứng tham gia.

Ngày 18/10/2019, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Chính trị Quân khu 7, Bảo tàng Mĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Triển lãm mĩ thuật toàn quốc về đề tài Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng năm 2019 tại Bảo tàng Mĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Triển lãm trưng bày 150 tác phẩm, bao gồm: 101 tác phẩm hội họa, 17 tác phẩm đồ họa và 32 tác phẩm điêu khắc của hơn 400 tác giả ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Các tác phẩm được trưng bày đã đi sâu khắc họa chân dung người lính Cụ Hồ, các hoạt động của bộ đội trên các lĩnh vực công tác, hưởng ứng các cuộc vận động "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”.

Các đại biểu tham quan Triển lãm

Trong chương trình Tọa đàm “Tác phẩm triển lãm mĩ thuật toàn quốc đề tài Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng giai đoạn 2014 - 2019”, các họa sĩ, nhà điêu khắc đã tích cực trao đổi xung quanh các các nội dung: tình hình hoạt động sáng tác mĩ thuật đề tài Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng; vấn đề giữ vững định hướng sáng tác, bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, của quân đội trước mắt; vai trò của họa sĩ, nhà điêu khắc trong sáng tác các tác phẩm làm nổi bật hình tượng “Bộ đội Cụ Hồ” trong kháng chiến cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay; sáng tác mĩ thuật gắn với cuộc vận động "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; những hạn chế, khó khăn trong các đợt sáng tác mĩ thuật; những phương án nhằm đổi mới hình thức vận động sáng tác; sự kết nối giữa Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam - đơn vị thường trực và các họa sĩ, nhà điêu khắc trong suốt quá trình vận động sáng tác…

Phát biểu tại tọa đàm, Trung tá Mai Thị Ngọc thay mặt Ban Tổ chức cuộc vận động sáng tác mĩ thuật về đề tài Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng, trân trọng cảm ơn các đơn vị đã phối hợp thực hiện triển lãm và đặc biệt cảm ơn các họa sĩ, nhà điêu khắc trong và ngoài quân đội đã nhiệt tình hưởng ứng, sáng tác các tác phẩm tham gia trưng bày tại triển lãm, có nhiều ý kiến đóng góp cho cuộc vận động sáng tác mĩ thuật giai đoạn tiếp theo. Những ý kiến đóng góp của các họa sĩ, nhà điêu khắc và cơ quan chức năng là cơ sở để Bảo tàng nghiên cứu, làm tốt hơn nữa vai trò của đơn vị thường trực vận động sáng tác mĩ thuật đề tài Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng trong thời gian tới.

LÂM VĂN PHÚ

 

 

 

 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Có nhân vật chỉ là dáng dấp của nguyên mẫu, có nhân vật là nguyên mẫu đã sống và chiến đấu cùng tôi, suốt những năm tháng ở rừng... (VŨ NGỌC THƯ)