Những phong tục đón tết kì lạ ở các nước trên thế giới

Thứ Sáu, 28/01/2022 00:18

Mỗi quốc gia đều có những phong tục đón tết độc đáo của riêng mình để cầu chúc may mắn, tiền tài trong những ngày đầu năm mới.

Romania - Múa truyền thống hóa trang thành các loài vật

Lễ hội hóa trang mừng năm mới của Romania

Nếu một vũ công hóa thân thành gấu xuất hiện trước cửa nhà bạn, điều đó sẽ đặc biệt may mắn. Theo tín ngưỡng dân gian của người Romania, gấu mang tới sức khỏe, giàu có và hạnh phúc tới cho gia đình bạn.

Nhiều truyền thống cổ xưa của người Romania vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. Múa biểu trưng các loài vật mừng năm mới là một trong số đó. Truyền thống này ra đời khoảng 1000 năm trước khi các lễ hội Thiên chúa giáo xuất hiện. Người dân thường sẽ áo lông thú và đeo mặt nạ gỗ khắc hình các loài vật khác nhau như dê, ngựa hay gấu. Rồi những nghệ sỹ hóa trang giống loài vật sẽ nhảy múa đi từ nhà này sang nhà khác. Sự hiện diện của họ nhằm để xua đuổi tà ma, mang lại một năm mới đầy may mắn cho thị trấn.

Mặc đồ lót sặc sỡ ở các nước Nam Mĩ

Tại nhiều quốc gia Nam Mĩ như Mexico, Bolivia, Brazil..., người dân thường đón năm mới với những bộ đồ lót sặc sỡ. Người ta quan niệm rằng, những gam màu này sẽ mang lại may mắn cho những người mặc nó. Màu sắc được yêu chuộng nhất là đỏ và vàng bởi theo quan niệm của họ, màu đỏ tượng trưng cho tình yêu nảy nở trong năm mới còn màu vàng tượng trưng cho tiền bạc, của cải.

Đồ lót màu đỏ rất được ưa chuộng trong năm mới ở các nước Nam Mĩ.

Ecuador - Đốt hình nộm mừng năm mới

Người dân Ecuador đã đón mừng năm mới bằng cách đốt hình nộm.

Phong tục này được cho là đã bắt đầu từ thành phố Guayaquil vào cuối thế kỉ 19. Ngày đó xảy ra dịch bệnh sốt vàng da, người dân địa phương khi đó đã phải thiêu các quan tài cùng với quần áo của người đã khuất để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Sau đó phong tục này như một cách xua tan những điều u ám trong năm cũ để đón chào một năm mới với những điều tốt đẹp hơn ở phía trước.

Từ đó, người dân Ecuador đã đón mừng năm mới bằng cách đốt hình nộm. Nguyên liệu để làm nên những hình nộm thường là rơm, mùn cưa, quần áo cũ, và giấy báo cũ. Và các hình nhân ở đây có thể là biểu tượng cho các nhân vật nổi tiếng, từ chính trị gia, ngôi sao nhạc pop cho đến nhiều thần tượng khác.

Scotland - Xông đất đầu năm

Nếu vị khách lạ có mái tóc tối màu, người Scotland cho rằng sẽ có một năm mới đầy ắp may mắn ở phía trước.

Phong tục qualtagh (xông đất) của người Scotland được cho là mang lại may mắn đến với gia chủ. Dấu chân đầu tiên của người bước vào nhà được coi là điềm lành. Vì vậy, nếu bạn là người xông nhà của gia chủ, bạn sẽ được nhận quà. Trong vòng vài giờ đầu tiên của Năm Mới, người Scotland kỳ vọng có một người khách lạ tới gõ cửa nhà họ. Khách ghé thăm nhà, thường là một nam giới, sẽ nhận được các món quà nhỏ như đồng xu, bánh mỳ hay một ly rượu whisky.

Đặc biệt, nếu vị khách lạ có mái tóc tối màu, người Scotland cho rằng sẽ có một năm mới đầy ắp may mắn ở phía trước. Tuy nhiên, người Scotland lại kiêng kỵ đối với khách xông nhà có mái tóc màu vàng hoe. Họ cho rằng khách có tóc vàng sẽ không đem lại may mắn. Sự mê tín này xuất phát từ lịch sử cách đây hàng nghìn năm, một người khách gõ cửa nhà người Scotland có thể là một kẻ thù xâm lược người Viking.

Tây Ban Nha - 12 trái nho may mắn mừng năm mới

Người Tây Ban Nha ăn 12 trái nho vào đêm Giao thừa.

Tây Ban Nha và một số quốc gia châu Mĩ Latin không nổi tiếng về khoai tây mà lại nổi tiếng về rượu vang. Giống như người dân thị trấn Boise, người Tây Ban Nha cũng tôn vinh sản vật địa phương để đón mừng năm mới. Người Tây Ban Nha tin rằng, nếu bạn ăn 12 trái nho vào đêm Giao thừa, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới sẽ mang lại may mắn. Đây cũng là một thử thách dành cho những ăn nho vào lúc nửa đêm. Và cũng là cách để mang lại sự vui nhộn và tiếng cười cho mọi người trong cuộc thi ăn nho này vào thời khắc chuyển giao thiêng liêng.

Đan Mạch – Ném bát đĩa cũ cầu mong những điều tốt đẹp

Ở Đan Mạch, truyền thống là nhảy khỏi ghế khi đồng hồ điểm nửa đêm để - theo nghĩa đen - bước sang năm mới. Cũng ở Đan Mạch, vào đêm giao thừa có truyền thống lấy những chiếc đĩa cũ của mình và ném chúng trước cửa nhà của bất kỳ ai mà bạn muốn có nhiều may mắn cho năm tới. Vì vậy, đừng cảm thấy khó chịu nếu bạn thức dậy vào ngày đầu năm mới với một đống sành sứ bị đập vỡ trước cửa nhà - đó là một điềm tốt, mọi người tự hào về số lượng bát đĩa bị hỏng ngoài cửa nhà của họ vào cuối đêm giao thừa.

Hy Lạp – Treo hành tây trước cửa nhà

Người Hy Lạp tin rằng hành tây là biểu tượng của sự tái sinh, vì vậy họ treo loại rau có mùi hăng hắc trên cửa nhà để thúc đẩy sự phát triển trong suốt năm mới. Văn hóa Hy Lạp từ lâu đã gắn thực phẩm này với ý tưởng về sự phát triển.

Trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, quả lựu tượng trưng cho khả năng sinh sản, cuộc sống và sự dồi dào, và vì vậy loại quả này đã được gắn liền với sự may mắn ở Hy Lạp hiện đại. Ngay sau giao thừa, người Hy Lạp có phong tục đập một quả lựu trước cửa nhà và người ta nói rằng số lượng hạt lựu rơi ra tương quan trực tiếp với số lượng may mắn sắp đến.

Bỉ - Chúc tết cho cả gia súc

Ở nhiều vùng nông thôn của Bỉ, người nông dân đã thành phong tục chúc phúc cho gia súc và chúc Tết chúng. Truyền thống này được cho là sẽ mang lại may mắn cho năm sắp tới, và có lẽ cũng cổ vũ tinh thần cho những con bò, vào một ngày không bình thường đối với chăn nuôi.

Ngoài ra, thông thường, các lễ kỉ niệm năm mới của Bỉ bao gồm việc ăn mặc chỉnh tề vào lúc nửa đêm, cũng như đốt pháo hoa để chào đón năm mới. Trẻ em Bỉ cũng tham gia vào hành động này, bằng cách viết thư và thiệp cho những người thân yêu của họ, những thứ này sẽ được đọc vào ngày đầu năm mới.

HOÀNG DIỆP tổng hợp

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)