Triển lãm lớn nhất tác phẩm của danh hoạ Johannes Vermeer

Thứ Hai, 13/02/2023 15:06

Rijksmuseum - Bảo tàng quốc gia Hà Lan đang tổ chức một triển lãm tranh lớn nhất từ trước đến nay của Johannes Vermeer, danh hoạ người Hà Lan nổi tiếng với tác phẩm Girl with Pearl Earring (Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai) với 28 tác phẩm...

Ly rượu của Johannes Vermeer 1659-1661. Ảnh Rijksmuseum

Những người phụ trách bảo tàng nói rằng, tên gọi “Cơ hội của một đời” có thể thể hiện một điều hiếm có, chưa bao giờ có nhiều tác phẩm như vậy của Johannes Vermeer, bậc thầy lỗi lạc người Hà Lan thế kỉ 17, được tập hợp ở cùng một nơi và rất khó có khả năng chúng sẽ được một lần nữa.

Trong số ít hơn 40 bức tranh mà hầu hết các chuyên gia gán cho là của danh hoạ Johannes Vermeer, thì Rijksmuseum ở Amsterdam đã có được 28 bức tranh. Trước khi khai mạc, vé đặt trước cho triển lãm này đã bán được nhiều hơn bất kì triển lãm nào trong lịch sử của bảo tàng.

“Vermeer làm cho đồng hồ dừng lại,” Taco Dibbits, Tổng giám đốc Rijksmuseum, nói. “Ông ấy cho bạn cảm giác bạn đang đứng ở đó, với người đó, trong căn phòng đó và thời gian như ngừng trôi. Và thời gian, đặc biệt nhất là ngày nay, là thứ mà tất cả chúng ta đều mong mỏi.”

Cô gái vắt sữa, 1658-1659. Ảnh: Rijksmuseum

Sinh năm 1632, Vermeer là người bí ẩn nhất trong số các bậc thầy hội hoạ người Hà Lan. Ngoài những bức tranh sơn dầu của ông, thì người ta không tìm được được gì khác: không thư từ, không bài viết, không nhật kí. Ông được đào tạo để trở thành một nghệ sĩ, nhưng tác phẩm của ông hầu như không được công nhận trong suốt cuộc đời của mình, chủ yếu là do ở một quốc gia theo đạo Tin lành, ông chuyển sang Công giáo khi kết hôn ở tuổi 21.

Các tác phẩm của Vermeer chủ yếu vẽ về đời sống hiện thực, vẽ những cảnh gia đình, phụ nữ.... Ông sống phần lớn cuộc đời tại thị trấn Delft. Cuộc đời của Vemeer dường như chưa bao giờ ổn định, dư dả, vì ông sáng tác ít, chắt lọc. Khi qua đời, Vemeer để lại cho vợ và mười một người con một món nợ. Ông vẽ rất chậm và vô cùng tỉ mỉ, ông cũng hay sử dụng những màu xa xỉ thời đó. Ông nổi tiếng với cách xử lí và sử dụng điêu luyện ánh sáng trong các tác phẩm của mình.

Sau khi bị lãng quên gần hai thế kỉ, năm 1866 nhà phê bình nghệ thuật người Pháp Thoré Bürger đã cho xuất bản một bài tiểu luận về 66 bức tranh được coi là của Vermeer (chỉ có 35 bức được xác nhận là của Vemeer). Từ đó, danh tiếng của ông đã nổ rộ nhanh chóng, hiện nay Vermeer được coi là một trong những họa sĩ vĩ đại nhất của Thời kì hoàng kim Hà Lan.

Các bảo tàng và chủ sở hữu tư nhân ở bảy quốc gia đã cho Rijksmuseum mượn những kiệt tác để trưng bày, bao gồm hầu hết tất cả các cảnh trong gia đình, được thắp sáng trong không khí thân mật – một cô hầu gái rót một bình sữa, một cô gái khâu đăng ten, người phụ nữ thanh tân… những cảnh mà Vermeer thích nhất được biết đến.

Phòng trưng bày Quốc gia của London đã gửi Young Woman Seated at a Virginal (Người phụ nữ trẻ bên cạnh đàn Virginal; bảo tàng Louvre ở Paris cung cấp The Lacemaker (Người thêu Đăng-ten); và Phòng trưng bày Quốc gia ở Dublin đã cho mượn Woman Writing a Letter With Her Maid (Người phụ nữ viết thư với người giúp việc của cô ấy). Các tác phẩm nghệ thuật khác đến từ Berlin, New York và Tokyo.

Một số bức tranh khác được kiếm tìm và sắp xếp trong phạm vi gần hơn như The Milkmaid (Cô gái vắt sữa) hay có lẽ là tác phẩm nổi tiếng của hoạ sĩ là Girl With a Pearl Earring, vừa mới được trưng bày tại Mauritshuis ở The Hague, Hà Lan.

Nhưng những bức tranh to lớn với vẻ đẹp nghệ thuật mong manh này, hầu hết được hoàn thành trong khoảng thời gian từ 1655 đến 1670. Chúng mang những giá trị lớn và thực tế đã trở thành vật sở hữu giải thưởng của nhiều viện bảo tàng lưu giữ chúng, đồng nghĩa với việc chúng hiếm khi di rời khỏi các bảo tàng đó. Do vậy sự kiện lần này lại càng hiếm có.

Taco Dibbits là một nhà sử học nghệ thuật đến từ Amsterdam, Hà Lan và là giám đốc của Rijksmuseum Amsterdam. Ông bày tỏ: “Thật đáng kinh ngạc khi được thưởng ngoạn. “Đây là một triển lãm của một nghệ sĩ đã vẽ 45, có thể là 50 bức tranh. Chúng tôi biết 37 bức trong số đó, và để có được 28 bức tranh quy tụ về cùng một nơi… Khi bạn tổ chức một bữa tiệc, bạn hi vọng tất cả những người bạn mời sẽ đến. Chà, gần như tất cả những người có thể, đã tham dự.”

Quang cảnh những ngôi nhà ở Delft, được gọi là Phố nhỏ,  1658-1659. Ảnh: Rijksmuseum

Ban tổ chức phải bỏ ra rất nhiều công sức để quy tụ các tác phẩm có mặt tại triển lãm. Cuối cùng chỉ có 9 tác phẩm được biết đến của danh hoạ chưa thể có mặt. Một bức tranh đã bị đánh cắp từ bảo tàng Boston vào năm 1990; một bức khác từ Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York không thể cho mượn vì các điều khoản thừa kế của họ; và một tác phẩm từ Louvre đã cho mượn ở nơi khác. Các bức còn lại tình trạng khá yếu để có thể di chuyển và trưng bày.

Dibbits cho biết, ngắm nhìn những bức tranh để nối kết với các nghiên cứu toàn diện gần đây về tranh vẽ của Vermeer sẽ cho thấy rõ hơn phong cách nghệ thuật của hoạ sĩ này. Khi quan sát những chi tiết tỉ mỉ trong các bức tranh của Vermeer là những nét vẽ rộng, mạnh mẽ trái ngược với những quan niệm trước đây về cách ông làm việc.

Nghiên cứu cũng tiết lộ ảnh hưởng sâu sắc của Dòng Tên đối với nghệ thuật của ông. Ánh sáng, quang học và tiêu điểm là một chủ đề lặp đi lặp lại trong văn học Dòng Tên: ví dụ, trật tự được coi là camera obscura, tiền thân của máy ảnh chiếu hình ảnh lên một bề mặt từ một lỗ nhỏ ở phía đối diện, như một công cụ để chụp ảnh. Một trong những tác dụng của camera obscura là tập trung ánh sáng vào một điểm, đồng thời làm mờ và bóp méo phần còn lại; chính xác là những hiệu ứng được tìm thấy trong nhiều nội thất yên tĩnh, được thắp sáng trong không khí của Vermeer. Dibbits cho biết, đây là bằng chứng rõ ràng về mối liên hệ của Dòng Tên “không chỉ mang tính tôn giáo mà còn mang tính nghệ thuật”.

Triển lãm về Vermeer diễn ra từ ngày 10/2 đến ngày 4/6/2023 tại Rijksmuseum, Hà Lan.

HIÊN NGỌC dịch

 

 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)