Chùm thơ dự thi của tác giả Vân Phi

Thứ Tư, 24/08/2022 10:47

P-rah Jớ(1) biên niên

Phía sau ngọn đồi, nơi ngọn cỏ ủ giấc mơ làng
con nhện nhả tơ
hạt mưa làm tổ
tò vò cõng hạt đất nâu ủ mùa thu bên ngạch cửa
trong giọt giọt nước trời chiêm bao vũng núi
nghe vọng về tiền sử thâm âm...

P-rah Jớ, tiếng đánh lưỡi của loài cô độc
xao xác những linh hồn lá mục
con suối chảy mát ruộng đồng
chảy mát giấc mơ thiếu nữ

P-rah Jớ, nơi dòng nước mải mê cọ rửa những luống mây trời
những khối đá xanh rêu vẫn nằm yên vị
tạc những dáng ngồi
tạc những kí tự biên niên

Chẳng ai buồn giải mã
chỉ biết rằng mạch nguồn đã nghìn năm
lưu dấu người khai hoang
mơ gieo hạt trên những luống mây ngũ sắc

P-rah Jớ, chảy vào đất làng câu ca lúa mới
mặc cho ngàn năm sao dời vật đổi
mặc lòng người tham bạc
ngọn gió vẫn rời rợi tóc em

P-rah Jớ chiều nay thác đổ âm âm
tiếng người làng vọng vào rừng thẳm
về thôi, chiều đã xuống
phía bên kia, ai thảy hạt bình yên?

--------
1. P-rah Jớ (theo tiếng Bana nghĩa là “bắn cái hũ”) là tên một con suối ở xã vùng cao Canh Liên, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. P-rah Jớ còn được gọi là Hà Dớ hay Hà Dế.


Phía sau em

Phía sau em là khoảng trống
nơi mùa thu gió rào lên môi thở

Phía sau em, mảnh trăng thập tự
treo đâu đó lằn roi kí ức

Phía sau em, ly cocktail khói lạnh
dòng lửa chảy vào mạch đá
ngụ ngôn trên lóng tay gầy

Phía sau em, chàng Bartender vẫn mải mê rót đầy ly rượu
rót đầy khoảng trống ý nghĩ

Có một khoảng trống chật chội
nơi nỗi buồn hoàn lưu

Phía sau em, những ánh nhìn thòng lọng
như muốn xiết lấy
những câu thơ nhìn anh như xưng tội

Mắt người đáy thẳm, vực sâu...

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Nỗi khắc khoải  khi môi trường bị bức hại

Nỗi khắc khoải khi môi trường bị bức hại

Những nhân vật, tất nhiên, được khúc xạ để khi bước vào tác phẩm khiến độc giả cảm thấy sự khác lạ, hấp dẫn, thông qua việc “làm mới” bằng cách dồn vài tính cách vào một để họ trở thành nhân vật điển hình của cuốn sách... (NGUYỄN VĂN HỌC)

Tiếng cười ngân dài từ tuổi thơ mình vọng lại

Tiếng cười ngân dài từ tuổi thơ mình vọng lại

Với con gái của nhạc sĩ Phạm Tuyên, các tác phẩm của ông viết cho thiếu nhi chính là câu chuyện cuộc đời của chị. Thế nhưng, hoá ra, đó cũng lại là câu chuyện cuộc đời của mỗi chúng tôi, những đứa trẻ sinh ra vào cuối chiến tranh và lớn lên qua thời bao cấp.

Bố tôi từ cuộc đời bước vào trang thơ

Bố tôi từ cuộc đời bước vào trang thơ

Những điệu chèo, câu văn của cha ông từ nghìn xưa đã thấm vào tôi từ tấm bé, để sau này lớn lên tôi làm thơ, những câu thơ lục bát mang âm hưởng hát chèo, hát văn thật lấp lánh và rõ rệt vô cùng... (HOÀNG ANH TUẤN)

Hoa dành dành trắng và những kí ức đời lính

Hoa dành dành trắng và những kí ức đời lính

Hồi mới bắt đầu tập tọe viết truyện ngắn, có lần tôi được nghe một nhà văn đàn anh nào đó nói, đại ý, khi viết truyện hoặc tiểu thuyết, chi tiết bắt gặp trong đời sống giống như những rễ chính của một cây giống... (NGUYỄN MẠNH HÙNG)