Nhân kỉ niệm 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Ngày truyền thống của Tổng cục Chính trị (22/12/1944 - 22/12/2019), Tạp chí VNQĐ đã có cuộc đối thoại với Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, để hiểu rõ hơn về quá trình xây dựng, trưởng thành cũng như các giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả của văn học nghệ thuật trong quân đội, gắn liền với công tác Đảng, công tác chính trị. Bài đối thoại mở đầu Tạp chí tháng 12 có tên gọi: Tổng cục chính trị với công tác nghệ thuật trong quân đội.
Cuộc thi “Lửa mới” đang ở giai đoạn cuối với những "thanh củi" dồn hết lực để khơi tỏa, thổi bừng lên ngọn lửa sáng nhất. Văn xuôi số này rất phong phú trong thể loại và đề tài, đặc sắc về chất lượng, gồm các truyện ngắn dự thi: Bông điên điển hồng của Bảo Thương, Ở thị trấn cửa sông của Hữu Phương, Chị Dỡn của Trương Thị Chung, Người con gái làng Krona của Nguyễn Quang Lộc; tản văn Sét đánh bờ phai của Y Phương; bài trò chuyện tháng 12 của nhà phê bình Hoàng Đăng Khoa với nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Lục với tiêu đề Tầm nhìn nào cho di sản đá khắc Việt Nam; bút kí Đi và gặp ở Trường Sa của Lý Hữu Lương; các ghi chép Mặt trận của Thái Chí Thanh và Một thoáng dã quỳ của Đỗ Văn Nhâm.
Truyện ngắn Bông điên điển hồng đã kể lại câu chuyện của nhiều phận người, dù chiến tranh đã lùi vào quá khứ nhưng kí ức về nó vẫn tươi nguyên, đầy ám ảnh, khiến họ phải day dứt, tìm kiếm một điều gì để khỏa lấp những ám ảnh ấy. Truyện đặc sắc bởi không chỉ ở tạo dựng hình ảnh biểu tượng “bông điên điển hồng” đầy thi vị, đẹp đẽ, mà còn tạo được một không khí đậm chất Nam Bộ.
Mượn câu chuyện trùng phùng đầy xúc động của hai người bạn Cận và Phức, truyện ngắn Ở thị trấn cửa sông nói đến câu chuyện lớn hơn, đó là tình cảnh đất nước trong và sau chiến tranh. Gắn bó với nhau từ thuở thơ ấu, cùng lớn lên và thương thầm trộm nhớ cô gái cùng làng, nhưng chiến tranh nổ ra, mỗi người lựa chọn một con đường khác nhau, trở thành hai kẻ ở hai đầu chiến tuyến. Qua chiến tranh loạn lạc, bom đạn ngút trời, đến khi đất nước hòa bình, hai người bạn – hai vị tướng già nhận ra: cái chót cùng đời người không phải hận thù, vinh hoa phú quý mà là tuổi thơ lấp lánh chốn quê nghèo, là mảnh đất quê hương, là tình bạn, tình người mãi bền chặt…
Ngòi bút của Trương Thị Trung trong Chị Dỡn lại hướng đến những thân phận bé mọn, có hoàn cảnh đặc biệt bi thảm, đáng thương. Bằng lối quan sát tinh nhạy, ngòi bút tinh tế, sắc sảo, nhà văn đã khắc họa sinh động hình ảnh của người đàn bà điên từ hình dáng, nét mặt, cử chỉ và hành động; chọn những chi tiết đắt giá để miêu tả đời sống túng quẫn, khốn khổ của chị Dỡn và đàn con, để từ đó làm nổi bật đời sống nội tâm, những dằn vặt đau khổ của nhân vật, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng.
Người con gái làng Krona như một làn gió khác lạ khi xây dựng một câu chuyện hiện thực lồng ghép những yếu tố huyền hoặc, tâm linh. Sự xuất hiện của cô gái bí ẩn, những chi tiết lạ kì, đặc biệt, những rung động lứa đôi…, sẽ lôi cuốn độc giả theo chuyến đi “đáng nhớ” của nhân vật “tôi” đến ngôi làng hư ảo, huyền bí Krona…
Sét đánh bờ phai kể câu chuyện về hủ tục tảo hôn ở quê hương miền núi, qua cá tính và giọng điệu dí dỏm của Y Phương, tản văn trở nên sinh động, duyên dáng lạ thường.
Mục “Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” giới thiệu truyện ngắn Sau mưa của nhà văn Vũ Minh Nguyệt.
Phần Thơ số gộp đặc biệt là một mâm cỗ đầy đặn, hấp dẫn đến từ những nhà thơ tiêu biểu như: Thanh Thảo, Nguyễn Minh Khiêm, Lê Thành Nghị, Trần Thế Vinh, Bình Nguyên, Nguyễn Ngọc Hạnh, Phạm Trọng Thanh, Thụy Anh, Miên Di, Trần Tịnh Yên… Bên cạnh những bài thơ dạt dào cảm hứng về đất nước dân tộc, về chiến tranh người lính là những bài thơ mang những cảm hứng thế sự, thế thái nhân tình, tình yêu đôi lứa, tình yêu con người và những rung cảm đặc biệt trước đời sống…
“Thơ Lê Nguyễn Yên Phong không mượt mà trữ tình, không thiết tha âm điệu, mà giàu tính điêu khắc và “ý tại ngôn ngoại”. Thơ là người và người thơ này dường luôn trằn trọc với một thuở yêu thương bị đạn bom vùi lấp, xóa quên để giờ chỉ còn những kí - ức - thơ theo cuộc người ở lại”. Đó là những cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến khi chọn và giới thiệu thi tập Sen trắng của Lê Nguyễn Yên Phong trong mục Thơ trong những tập thơ số này.
VNQĐ tháng 12 cũng giới thiệu nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh đến từ Quảng Bình, hiện đang sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Quan niệm đặc biệt về thơ và những bài viết mới mẻ, đặc sắc của anh hứa hẹn sẽ đem đến những niềm vui, thú vị cho người đọc.
Văn học nước ngoài giới thiệu truyện ngắn Thời đại khô khan trích từ tuyển tập Kẹo bòn bon và cơn ác mộng của Hoshi Shinichi – một nhà văn khoa học viễn tưởng nổi tiếng Nhật Bản, do dịch giả Hoàng Long chuyển ngữ từ nguyên tác tiếng Nhật.
Phần Bình luận văn nghệ là những bài viết, nghiên cứu và phê bình công phu, lôi cuốn của các tác giả: Việt Nữ, Nguyễn Khánh Hà, Nguyễn Văn Hùng, Trần Thị Minh Tâm, An Nhiên và Nguyễn Hùng Sơn. Bài viết về chiến khu cách mạng Việt Bắc, nơi các văn nghệ sĩ thời kì kháng chiến cứu quốc đã cùng với Bác, Trung ương Đảng và Quân đội có những năm tháng không thể nào quên. Văn xuôi phi hư cấu viết về chiến tranh được phác họa như thế nào? Ngôn ngữ thơ Việt đương đại được nhận diện, đánh giá ra sao, qua những tiêu chí nào? Văn học 9x có những nỗ lực tự thân và xác lập căn cước trên bản đồ văn chương Việt ra sao, cùng nhiều bài giới thiệu lí thú khác sẽ có ở số này.
Tạp chí VNQĐ số 930 + 931 dày 200 trang dự kiến phát hành đầu tháng 12/2019. Thân mời các bạn đón đọc!
Văn
VNQĐ
Tổng cục Chính trị với công tác văn học nghệ thuật trong quân đội
Thái Chí Thanh
Mặt trận
Bảo Thương
Bông điên điển hồng
Hữu Phương
Ở thị trấn cửa sông
Y Phương
Sét đánh bờ phai
Trương Thị Chung
Chị Dỡn
Vũ Minh Nguyệt
Sau mưa
Hoàng Đăng Khoa
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Lục: Tầm nhìn nào cho di sản đá khắc Việt Nam?
Lý Hữu Lương
Đi và gặp ở Trường Sa…
Trần Quang Lộc
Người con gái làng Krona
Đỗ Văn Nhâm
Một thoáng dã quỳ
Thơ
Thanh Thảo
Dưới khoảng trời không tên; Nguồn sáng trắng; Những bà mẹ Khơ-me
Nguyễn Minh Khiêm
Múa hoa sen ở rừng biên giới; Trăng Thành Cổ
Hà Ngọc
Đồng đội; Có thể một ngày tôi sẽ đốt tôi
VNQĐ giới thiệu thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh
Ban mai thản nhiên; Ánh trăng bị chém; Mèo
Bình Nguyên
Những hòn than; Ông già về bến cũ; Hoa đào màu phù sa Hà Nội
Hữu Việt
Mười bảy tầng cao…; Về nhà muộn
Nam Thiên Phú
Con gái
Nguyễn Ngọc Hạnh
Về quê; Nương thân
Bùi Kim Anh
Cho mình; Mưa đấy
Đỗ Thành Đồng
Phải chăng
Trần Hùng
Trên cánh đồng; Buông; Nhớ hoa
Nguyễn Việt Chiến
Kí ức thơ theo cuộc người ở lại (Đọc Sen trắng của Lê Nguyễn Yên Phong)
Trần Thế Vinh
Anh về nước sáng mai
Vũ Tuấn Anh
Chuyện một người cựu binh
Nguyễn Trọng Luân
Những cựu chiến binh làng
Nguyễn Minh Đức
Mùa hành quân
Phạm Trọng Thanh
Lăm-vông trên sóng; Người hát tình ca; Hạt mưa con gái
Lê Thành Nghị
Trước khi trời tối; Những chấm sao lên; Hoa muồng vàng
Thụy Anh
Hà Nội; Nơi rơm rạ; Mùa thu mới
Trang Thanh
Khe khẽ cỏ hoa; Trong lũ; Thi sĩ
Miên Di
Buồn cỏ; Bao nhiêu buồn một dung nhan
Trần Tịnh Yên
Lìa bỏ; Những con sâu ăn hoa cúc; Sâm cầm
Văn học nước ngoài
Hoshi Shinichi
Thời đại khô khan (Hoàng Long dịch từ nguyên tác tiếng Nhật)
Bình luận văn nghệ
Việt Nữ
“Thủ đô gió ngàn”, một thời văn nghệ cứu quốc
Nguyễn Khánh Hà
Những trang văn còn nặng nợ máu xương.
Nguyễn Văn Hùng
Phác họa văn xuôi phi hư cấu viết về chiến tranh
Trần Thị Minh Tâm
Ngôn ngữ thơ Việt đương đại
An Nhiên
Nhận diện văn học trẻ 9X
Nguyễn Hùng Sơn
Những người lính trong Nậm Ngặt mây trắng 198.
Minh họa, ảnh
Bìa 1: Phía trước Tranh sơn dầu: Hà Huy Chương
Tranh, ảnh, minh họa: Tô Chiêm, Lê Trí Dũng, Ngô Xuân Khôi, Công Quốc Hà, Lê Huy Quang, Đặng Tiến, Vũ Đình Tuấn, Lê Anh Vân, PV, TL.
VNQD