Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 960 (đầu tháng 3/2021)

Thứ Tư, 03/03/2021 13:54

 “...Khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh là công việc nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại, là chiến đấu giữa thời bình. Nhờ xác định tốt quyết tâm, trách nhiệm mà trong suốt những năm qua, nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ công binh đã ngày đêm thầm lặng chiến đấu, hi sinh để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đặc biệt này. Bộ đội Công binh ở khắp mọi miền Tổ quốc đã rà phá, xử lí an toàn hàng nghìn tấn bom mìn, vật nổ, giải phóng hàng triệu héc ta đất đai để phục vụ sản xuất và bảo đảm an toàn cho người dân. Bước chân của người chiến sĩ công binh đã in dấu trên những vùng đất đai được hồi sinh, nhiều công trình, nhà máy trọng điểm của các vùng miền đã mọc lên, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đó chính là niềm vui, thành quả từ sự cống hiến, hi sinh của Bộ đội Công binh…”

Bài trò chuyện mang tên Công binh là lực lượng chiến đấu trong thời bình giữa PV Tạp chí VNQĐ và Thiếu tướng Trần Trung Hoà - Tư lệnh Binh chủng Công binh sẽ mở đầu Tạp chí VNQĐ số 961. Qua đây chúng ta sẽ hiểu thêm về những hi sinh lặng thầm của người chiến sĩ công binh.

Phần Văn xuôi ấn tượng với chùm truyện ngắn: Hoàng hoa tiên tử của Phạm Hữu Hoàng, Chênh vênh của Quyên Gavoye, Mắc kẹt của Lê Hoài Lương; bút kí Khi những mạch nguồn bắt lên câu hát của Phạm Vân Anh; tản văn Đóm đóm ngày xưa của Nguyễn Thị Mai Phương.

Hoàng hoa tiên tử tái hiện lại lịch sử qua câu chuyện kể về Trương Văn Đa, phò mã của vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc) và là danh tướng nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Những hưng vong được mất vốn là lẽ thường, điều quan trọng là điều còn lại sau tất cả. Giang sơn, địa vị hay tài năng, nhân cách, tình yêu, tình người? … Phải chăng đi hết một kiếp người chúng ta mới nhận ra được điều đó?

Mắc kẹt là truyện ngắn mang nhiều trăn trở, day dứt về cuộc sống, tình yêu trong bối cảnh đời sống và xã hội có nhiều thay đổi, giữa cái cũ và cái mới, giữa quá khứ và hiện tại… Mỗi người đều bị mắc kẹt trong mối quan hệ với những người xung quanh và bị mắc kẹt bởi những suy nghĩ, quan niệm của chính mình. Liệu có chiếc chìa khoá nào có thể mở ra được lối thoát ấy. Truyện hướng đến sự thấu hiểu, sẻ chia giữa người với người, giữa những thế hệ, và cả với những người từng ở hai bên chiến tuyến.

Chênh vênh để lại nhiều suy ngẫm cho người đọc bởi câu chuyện giả tưởng nhưng truyền tải thông điệp về khát vọng vươn lên, sự day dứt giữa những lựa chọn. Chênh vênh nghiêng ngả giữa hai thế giới, một là nơi được sinh ra, một là nơi khao khát thuộc về, “con khỉ mơ ước thành người” liệu sẽ sống ra sao khi cô đơn giữa bầy đàn nhưng cũng không được thừa nhận ở nơi mà nó mơ ước?

“Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” giới thiệu truyện ngắn Khước xuân của tác giả Nguyễn Xuân Tường.

Phần Thơ với sự góp mặt của các tác giả: Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Giúp, Nguyễn Khánh Duy, Lê Mỹ Ý, Huỳnh Minh Tâm, Nguyễn Kiên Thuỵ, Nguyễn Đức Lợi, Hà Ngọc Anh, Trần Thị Huê, Bùi Thị Diệu, Thạch Quỳ, Chung Tiến Lực, Tạ Minh Châu.

Những trang thơ mang đậm không khí mùa xuân đất nước với những vẻ đẹp, những trải nghiệm đã góp phần làm sinh động và đặc sắc cho trang thơ số này. Những tác phẩm thơ dự thi gây ấn tượng với sự phong phú về đề tài, những thể nghiệm mới mẻ, những góc nhìn sâu lắng đa chiều, những phong cách khác biệt…

“VNQĐ giới thiệu” là chân dung tác giả Phan Hoàng Phương cùng chùm thơ ấn tượng.

Phần Bình luận văn nghệ có sự xuất hiện của các tác giả: Nguyễn Thanh Tú, Nguyễn Đình Minh Khuê, Minh Tuấn, Lê Hữu Trúc, Phùng Gia Thế, Thuỳ Dương, Nguyễn Phú.

Việt Nam đã có hơn 10 thế kỉ văn học viết, khoảng thời gian này có lẽ đã quá đủ để gọi tên một nền văn học - nền văn học mà ở đó chân móng tư tưởng là một địa chất vững vàng cho những điệu hồn dân tộc thăng hoa trong một lối văn Việt không thể lẫn. Nhưng dường như niềm tin ấy đang bị thử thách nghiệt ngã trước thực tế sáng tạo nhiều bấp bênh trong dòng lưu thủy đa đoan.

Bài viết Về vai trò của cơ tầng triết học đối với sự phát triển của văn học sẽ bàn kĩ về vấn đề này.

Sự gần gũi về văn hóa và việc cùng hít thở chung bầu khí quyển của quá trình phát triển trong một thế giới ngày càng “phẳng” hẳn là lí do để điện ảnh Đài Loan và điện ảnh Việt Nam đương đại có chung nhiều mối quan tâm, đặc biệt là những mối quan tâm xoay quanh con người, phận người, chẳng hạn: bi kịch của gia đình hiện đại, vẻ đẹp và sự tàn khốc của tuổi trẻ, nỗi cô đơn và sự bất lực của tuổi già, tình trạng chấn thương tâm lí, trạng thái chơi vơi giữa thực tại, sự loay hoay giữa các hệ giá trị...

Bài viết Điện ảnh đương đại Việt Nam - Đài Loan: Một số nét tương đồng sẽ đưa ra những nhận định, phân tích về sự tương đồng ấy.

Bên cạnh đó là những bài viết ấn tượng về những vấn đề của văn học, nghệ thuật đang được công chúng quan tâm.

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 960 dày 120 trang dự kiến sẽ phát hành ngày 5/3/2021. Thân mời các bạn đón đọc!

Văn

VNQĐ

Thiếu tướng Trần Trung Hòa - Tư lệnh Binh chủng Công binh: Công binh là lực lượng chiến đấu trong thời bình

Phạm Hữu Hoàng

Hoàng hoa tiên tử

Phạm Vân Anh

Khi những mạch nguồn bắt lên câu hát

Nguyễn Xuân Tường

Khước xuân

Nguyễn Thị Mai Phương

Đom đóm ngày xưa

Quyên Gavoye

Chênh vênh

Lê Hoài Lương

Mắc kẹt

 

Thơ

Nguyễn Thanh Hải

Đã vàng thêm hoa cúc; Thưa Vĩnh Hựu, con đi;

Sau những ngày nước mắt

Nguyễn Giúp

Chiêm Sơn; Đại ngàn

Nguyễn Khánh Duy

Bài học của mùa xuân; Một giọt tháng ba

Lê Mỹ Ý

Viết tiếp cho người ở 1000 năm khoảng cách; Đất

Huỳnh Minh Tâm

Những con thú giấy; Bóng cha bay giữa vòm trời

Nguyễn Kiên Thụy

Dáng núi; Mùa xuân thăm quê

Nguyễn Đức Lợi

Vội vàng; Chạm chén

VNQĐ giới thiệu thơ Phan Hoàng Phương

Quay lại; Lời từ biệt; Quê người

Hà Ngọc Anh

Chiều tu hú gọi; Mưa quê

Trần Thị Huê

Mặt trời

Bùi Thị Diệu

Và như thế mùa hè ngắn ngủi

Thạch Quỳ

Những quả nhót ở Thanh Bình đã chín; Lau biên giới;

Nghìn năm rồi biển hát

Chung Tiến Lực

Hoa gạo Vị Xuyên

Tạ Minh Châu

Viết ở nghĩa trang; Cánh đồng

 

Bình luận văn nghệ

Nguyễn Thanh Tú

Sự cất tiếng của kí ức, lịch sử và lương tri

Nguyễn Đình Minh Khuê

Thơ Quang Dũng và những thương nhớ trên đường

Minh Tuấn

Về vai trò của cơ tầng triết học đối với sự phát triển của văn học

Lê Hữu Trúc

Kiến trúc: Công năng hay hình thức?

Phùng Gia Thế

Trong những vọng âm từ con chữ

Thùy Dương

Điện ảnh đương đại Việt Nam - Đài Loan: Một số nét tương đồng

Nguyễn Phú

Ngôi nhà trên dốc gió và người đàn bà ấy vẫn đợi tôi

 

Minh họa, ảnh

Bìa 1: Những bông hoa rừng

Tranh của họa sĩ Nguyễn Văn Sỹ

Minh họa: Đỗ Dũng, Hải Kiên, Nguyễn Hữu Khoa,

Đặng Tiến, Lê Anh Vân, Lê Vi ...

VNQD
Thống kê