Nếu được chọn những khoảnh khắc đối đầu mang dấu ấn sâu sắc trong các cuộc chiến tranh vệ quốc thời hiện đại của Việt Nam, chắc chắn rất nhiều người sẽ chọn cuộc chiến cân não 12 ngày đêm của lực lượng Phòng không - Không quân Việt Nam với B52 của không lực Mĩ trên bầu trời Hà Nội năm 1972, bởi đó là khoảnh khắc biến những thứ tưởng chừng không thể thành có thể, những phương tiện chiến tranh tối tân bậc nhất của một cường quốc hùng mạnh nhất thế giới đã phải cúi đầu trước sức mạnh to lớn của ý chí, nghệ thuật quân sự, sự sáng tạo của quân đội một nước nghèo, nhỏ bé với vũ khí trang bị vừa phải.
Để độc giả có thể hiểu rõ hơn về lực lượng đã góp phần tạo nên dấu ấn này, các nhà văn Văn nghệ Quân đội đã có cuộc trò chuyện với Trung tướng Lâm Quang Đại, Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân. Bài trò chuyện mang tên Vũ khí có ưu việt đến đâu thì con người vẫn là quyết định sẽ mở đầu Tạp chí VNQĐ số 968.
Truyện ngắn sẽ làm nên dấu ấn cho phần Văn xuôi với các tác phẩm: Lựa chọn của Nguyễn Thu Phương, Khói hương ở lại của Quyên Gavoye, Mùa ban trở lại của Kiều Duy Khánh.
Lựa chọn là truyện ngắn ấn tượng với sự đan cài giữa quá khứ và hiện tại. Những người trẻ của hôm nay quyết định làm một bộ phim đề tài chiến tranh cách mạng. Đó là khi họ được đặt mình vào số phận, vào lựa chọn của nhân vật trong quá khứ. Câu hỏi đặt ra với những người thực hiện bộ phim là, nếu thời gian quay trở lại, liệu nhân vật có lựa chọn khác đi, và từ đó những kết cục sẽ thay đổi và lịch sử cũng thay đổi?
Khói hương ở lại đem đến nhiều suy tư về những rạn vỡ âm thầm trong tình yêu thương, hạnh phúc của mỗi gia đình. Một người cha cô độc ngay trong gia đình của mình bởi nhân cách, lương tâm của ông là điều mà không phải ai cũng có thể nhìn thấu. Lòng tốt của ông đã gây nên những sóng gió trong gia đình. Trước một xã hội bị biến đổi bởi vật chất kéo theo sự méo mó của nề nếp gia đình liệu những giá trị cốt lõi của tình thân có được trọn vẹn?
Mùa ban trở lại chạm đến và giải toả những suy nghĩ về bùa, chài đã trở thành thâm căn cố đế của nhiều người ở vùng núi. Phải mất cả một đời người với biết bao khổ đau mất mát thì Piềng mới nhận ra mình sợ cái ác bởi vì mình còn tin vào cái ác. Sự sợ hãi đó đã khiến Piềng, Vùa, Bay và những đứa con của họ sống trong nỗi thấp thỏm, bất hạnh. Nhiều khi, làm người tốt thôi chưa đủ, mà phải có niềm tin vào sự tốt đẹp thì cuộc sống của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều.
Trang văn số này còn có ghi chép Lính biên phòng Long An chống dịch của Nguyễn Hội; tản văn Chiếc đài cũ của Nguyễn Đình Ánh, kí ức người lính Đăng Cum mùa mưa của Nguyễn Vũ Điền.
“Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” giới thiệu tác phẩm Cửa sổ không có chấn song của nhà văn Niê Thanh Mai.
Phần Thơ với sự góp mặt của các tác giả: Nguyễn Thanh Hải, Cao Nguyên Quyền, Phùng Thị Hương Ly, Trần Hoàng Phố, Nguyên Hà, Trần Thị Diệu, Tạ Bá Hương, Nông Quang Khiêm, Mai Tuyết, Nguyễn Hồng Vân, Nghiêm Huyền Vũ, Bình Nguyên, Thái Bảo - Dương Đỳnh.
Bên cạnh những thi phẩm dạt dào cảm hứng về lịch sử đất nước, chiến tranh người lính là những suy tư về thế sự, quê hương nguồn cội, tình yêu đôi lứa, tình yêu con người và những rung cảm đặc biệt trước đời sống… Cùng với sự vận động của đời sống, thơ ca hôm nay luôn mang đến những hơi thở tươi mới, trẻ trung nhưng cũng nhiều sâu lắng và trăn trở.
“VNQĐ giời thiệu” số này là chân dung tác giả trẻ Vân Phi cùng chùm thơ ấn tượng của anh.
Phần Bình luận văn nghệ với sự tham gia của các tác giả: Bạch Dương, Lương Minh Chung, Nguyễn Anh Dân, Nguyễn Hữu Quý, Vương Tâm, Hoàng Thuỵ Anh.
Phê bình thù tạc, hay là sản xuất sự an tâm là bài viết dí dỏm, gợi những suy ngẫm cho bạn đọc. Phê bình thù tạc nghĩa là giúp đỡ một văn hữu, nghĩa là khen ngợi nhưng khéo léo ẩn sau một giọng điệu bùi ngùi, nghĩa là khẳng định một tác phẩm nào đó thật ám ảnh, nghĩa là tham gia tích cực quy trình sản xuất sự yên tâm của đọc…
Vài nét cấm kị của luân lí là bài viết có tính giáo dục cao, vận dụng lí thuyết mới mẻ. Theo phê bình luân lí học văn học (khởi sinh từ Trung Quốc), cấm kị luân lí (伦理禁忌 - ethical taboo) là những quy phạm, định chế, nguyên tắc đạo đức không được phép xâm phạm hay phá vỡ nhằm đảm bảo trật tự luân lí của cộng đồng. Cấm kị là nhân tố cốt lõi góp phần hình thành và duy trì trật tự luân lí của con người…
Bên cạnh đó là những bài viết về các vấn đề đáng lưu tâm khác của đời sống văn học nghệ thuật hôm nay.
Tạp chí VNQĐ số 968 dày 120 trang với những bài viết thú vị, tranh, ảnh minh họa đẹp dự kiến sẽ phát hành ngày 5/7/2021. Thân mời các bạn đón đọc!
Văn
P.V
Trung tướng Lâm Quang Đại, Chính ủy Quân chủng
Phòng không - Không quân: Vũ khí có ưu việt đến đâu thì
con người vẫn là quyết định
Nguyễn Thu Phương
Lựa chọn
Nguyễn Hội
Lính biên phòng Long An chống dịch
Niê Thanh Mai
Cửa sổ không có chấn song
Nguyễn Đình Ánh
Chiếc đài cũ
Quyên Gavoye
Khói hương ở lại
Kiều Duy Khánh
Mùa ban trở lại
Nguyễn Vũ Điền
Đăng Cum mùa mưa
Thơ
Nguyễn Thanh Hải
Yêu dấu đậu hoài trên nhánh cỏ quê hương;
Lòng không tạnh nổi ngày xưa;
Cây rau đắng như lòng tôi uống thuốc
Cao Nguyên Quyền
Mế đợi con về; Đôi nạng gỗ;
Trên những điều trông thấy
Phùng Thị Hương Ly
Trên những hố bom; Bên kia núi
Trần Hoàng Phố
Lời nguyện cầu; Con mắt cõi mộng; Ngày rất xanh
Nguyên Hà
Bát cơm nóng sau trận đánh
Bùi Thị Diệu
Những ngọn đồi bao giờ lại lấp lánh xanh
Tạ Bá Hương
Bài thơ tặng vợ; Cánh đồng mùa gặt
Nông Quang Khiêm
Nhà sàn; Rơi vía
Mai Tuyết
Hương đã tự bao giờ; Về phía mặt trời
Nguyễn Hồng Vân
Đêm xanh; Kí sự phố
VNQĐ giới thiệu thơ Vân Phi
Những giọt mưa cuối vụ;
Tháng tám hong gì sợi cói ngày xưa; Từ nơi ấy mẹ nằm
Nghiêm Huyền Vũ
Cát trắng; Nỗi buồn và lửa
Bình Nguyên
Sông Đáy ơi
Thái Bảo - Dương Đỳnh
Còn thương thì níu nhau về
Bình luận văn nghệ
Bạch Dương
Phê bình thù tạc, hay là sản xuất sự an tâm
Lương Minh Chung
Chùa và những vỉa tầng văn hóa trong thơ Hoàng Cầm
Nguyễn Anh Dân
Vài nét về cấm kị luân lí
Nguyễn Hữu Quý
Chặng chữ, đời người
Vương Tâm
Những tráng ca từ đá
Hoàng Thụy Anh
Mùi của sự sống
Minh họa, ảnh
Bìa 1: Bếp nồng Ảnh: Phan An
Minh họa: Đỗ Dũng, Lê Trí Dũng,
Nguyễn Anh Minh, Lê Huy Quang,
Chiết Tô, Nguyễn Đăng Phú, PV...
VNQD