Văn nghệ Quân đội số 1028 (đầu tháng 1/2024)

Thứ Năm, 04/01/2024 14:52

 Ở số đầu tiên của năm 2024, Tạp chí VNQĐ sẽ công bố Tặng thưởng năm 2023 cho những tác giả - tác phẩm xuất hiện ấn tượng trên Tạp chí trong năm qua.

Năm 2023 vừa qua đi với nhiều thành tựu, dấu ấn đáng tự hào về ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh với những đóng góp toàn diện của các lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó có Lực lượng vũ trang Quân khu 4. Trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, Quân khu 4 luôn là địa bàn chiến lược quan trọng, đóng góp sức người, sức của, góp phần quan trọng tạo nên những trang sử vàng chói lọi.

Nhân dịp đầu năm mới 2024, Văn nghệ Quân đội có cuộc trò chuyện với Trung tướng Trần Võ Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 4 về việc phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ trên quê hương Bác Hồ kính yêu của Lực lượng vũ trang Quân khu 4. Bài trò chuyện mang tên Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ trên quê hương Bác Hồ kính yêu sẽ mở đầu Tạp chí số đầu tháng 1/2024.

Phần Văn xuôi được tiếp tục với những tác phẩm ấn tượng.

Truyện ngắn Đêm không ngủ của Hồ Thị Linh Xuân không chỉ là câu chuyện xoay quanh tình bạn, tình yêu của những người trẻ hôm nay. Truyện chứa đựng nhiều suy tư về lối sống, quan niệm sống và cả những ứng xử giữa con người với con người trong những bối cảnh ngặt nghèo của cuộc sống, của số phận. Ở đó ta còn thấy được sự giao thoa của những thế hệ khác nhau, trong những bối cảnh khác nhau, nhưng họ lại đồng điệu trong những lựa chọn của mình.

Truyện ngắn Tiếng kêu trên sông Sào Khê của Sương Nguyệt Minh là truyện ngắn lịch sử về nghi án "Đỗ Thích thí Đinh Đinh". Không gian liêu trai, huyền hoặc; những hình ảnh khi chân thực, khi mờ ảo; những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử được tái hiện… Bạn đọc sẽ neo vào những điều đó để trở về quá khứ. Câu chuyện Đỗ Thích giết cha con vua Đinh có thực như lâu nay lịch sử kể lại? Từng lớp trầm tích của vụ án xưa đã được nhà văn khai quật, khám phá và đưa đến những luận giải thú vị, đáng suy ngẫm.

Bút kí Nơi góc trời Bản Ón sẽ nối tiếp chùm bút kí Những vì sao biên giới của nhà văn Nguyễn Xuân Thủy. Bản Ón, nơi được mệnh danh là ngã ba biên giới của Thanh Hoá còn đang cất giữ, ẩn chứa những câu chuyện, cảnh vật, con người, số phận như thế nào? Xin mời bạn đọc tiếp tục theo bước chân của nhà văn để cùng khám phá.

“Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” giới thiệu tác phẩm Những cánh hoa rơi của tác giả Ngô Nhân Đức.

Phần Thơ với sự xuất hiện của các tác giả: Nguyễn Minh Khiêm, Trần Bạch Diệp, Trịnh Công Lộc, Đàm Chu Văn, Lê Trọng Nghĩa, Trần Nhật Minh, Nguyễn Quang Việt, Vũ Thị Huyền Trang, Trần Kế Hoàn, Bùi Thanh Hà, Nguyễn Văn Mạnh, Duyên An.

Trang thơ là những suy tư, trải nghiệm của các tác giả với các không gian vùng miền, văn hóa, những cảm xúc riêng tư trước khung cảnh quê hương, trước những sự vật quen thuộc hay những biến động làm gợi lên tình cảm, trước nhiều mặt của đời sống và con người. Những bài thơ độc đáo, giàu rung cảm và mang hơi thở đương đại sẽ góp phần vào dòng chảy thơ ca hôm nay.

“VNQĐ giới thiệu” số này giới thiệu chân dung tác giả Lê Thúy Bắc cùng chùm thơ ấn tượng của chị.

Phần Bình luận văn nghệ với sự tham gia của các tác giả: Nguyễn Thanh Tú, Nguyễn Thị Vui, Trần Mạnh Hảo, Đông Bích, Lã Nguyên, Lê Phương Liên.

“Trong lịch sử nghiên cứu truyện trinh thám, nhiều nhà phê bình hình dung đó là một thể loại văn học tĩnh tại và nguyên khối, luôn vừa vặn trong những mô hình, công thức đã được định sẵn. Nhưng sự thể nghiệm sáng tạo truyện trinh thám lại cho thấy một thực tế khác: bộ phận văn học này đã tham gia vô cùng linh động vào quá trình đổi mới lối viết. Từ khi chính thức trở thành một thể loại độc lập, văn học trinh thám đã đi qua chặng đường phát triển gần tròn hai thế kỉ với nhiều hình thái khác nhau: trinh thám cổ điển, trinh thám đen, trinh thám chính trị, trinh thám tâm lí, phản trinh thám. Và mỗi hình thái truyện trinh thám trong tiến trình ấy lại dự phần vào làm mới diện mạo thể loại.” Bài viết Từ trinh thám đến phản trinh thám: Những thể nghiệm sáng tạo và tiếp nhận sẽ có những luận bàn thú vị về vấn đề này.

Phạm Quang Long - tiến vi quan, thoái vi văn sĩ là bài viết về tác giả Phạm Quang Long, một hiện tượng kì lạ. Xuất thân là nhà giáo, được đào tạo hệ thống trong môi trường hàn lâm, ông luôn khiến bạn hữu và những người quen biết không hết ngạc nhiên.

Còn nhiều bài viết sinh động, hấp dẫn về những chân dung tác giả - tác phẩm hay những vấn đề đáng quan tâm của nền văn học nghệ thuật sẽ được đề cập đến trong phần này.

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 1028 dày 120 trang dự kiến sẽ phát hành ngày 10/1/2024. Thân mời các bạn đón đọc!

Văn

VNQĐ

Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ trên quê hương Bác Hồ kính yêu

Hồ Thị Linh Xuân

Đêm không ngủ

Nguyễn Xuân Thủy

Những vì sao biên giới: Nơi góc trời Bản Ón

Ngô Nhân Đức

Những cánh hoa rơi

Sương Nguyệt Minh

Tiếng kêu trên sông Sào Khê

 

Thơ

Nguyễn Minh Khiêm

Trở lại Cổng Trời; Sen nở ngày đông

Trần Bạch Diệp

Xóm bên đồi; Thời gian

Trịnh Công Lộc

Nhận ra mình rõ hơn; Cây nghĩa trang; Mây Ma Lù Thàng

Đàm Chu Văn

Ghềnh Bến Cự; Ngôi đền Tình yêu

Lê Trọng Nghĩa

Thức với hoa quỳnh; Tản mạn mùa đông

Trần Nhật Minh

Sài Gòn; Pha Đin

Nguyễn Quang Việt

Cuối thu; Lao xao niềm quá vãng

Vũ Thị Huyền Trang

Cũ…; Đừng chạm tay

Trần Kế Hoàn

Phía bình minh

Bùi Thanh Hà

Bên mái nhà cha

Nguyễn Văn Mạnh

Ngày trở lại

Duyên An

Em bỗng nhắc về cúc họa mi

VNQĐ giới thiệu thơ Lê Thúy Bắc

Hoa vàng trên cát; Chuyện của núi; Trở lại

 

Bình luận văn nghệ

Nguyễn Thanh Tú - Nguyễn Thị Vui

Hồ Chí Minh - người kiến tạo hệ hình mĩ học mới

Trần Mạnh Hảo

Nguyễn Đức Mậu - cuộc chiến tranh chưa kết thúc

Đông Bích

Từ trinh thám đến phản trinh thám: Những thể nghiệm

sáng tạo và tiếp nhận

Lã Nguyên

Phạm Quang Long - tiến vi quan, thoái vi văn sĩ

Lê Phương Liên

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho

thiếu nhi của tôi

 

Minh họa, ảnh

Bìa 1: Thu Hà Nội Tranh của họa sĩ Bùi Trọng Dư

Ảnh phụ bản của Ngô Thanh Nhã

Minh họa: Thành Chương, Trương Đình Dung,

Nguyễn Văn Đức, Bùi Quang Đức, PV...

VNQD
Thống kê