Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 1023

Thứ Hai, 16/10/2023 14:46

 Hơn bốn mươi năm công tác, trải qua nhiều vị trí từ Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ, đến Giám đốc Sở Văn hóa, rồi Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, Phó Ban chỉ đạo Tây Bắc và Thứ trưởng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, bà Hoàng Thị Hạnh vẫn luôn gắn bó và dành nhiều tình cảm tới công cuộc giữ gìn bản sắc, phát huy, phát triển, hiện đại hóa nền văn hóa dân tộc, nhất là đồng bào các dân tộc ít người.

Bài trò chuyện giữa phóng viên VNQĐ với bà Hoàng Thị Hạnh sẽ mở đầu Tạp chí VNQĐ số 1023. Bài trò chuyện sẽ giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về đời sống văn hoá cũng như việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của đồng bào DTTS hiện nay.

Phần Văn xuôi với các truyện ngắn: Mưa Ắng Bằng của Bùi Tuấn Minh, Gió bãi trăng ghềnh của Tống Phước Bảo, Đường đến chân trời của Tạ Thanh Hải; bút kí Vỉa hè thành phố có năm bảy đường của Thanh Thảo; kí ức người lính Kí ức ám ảnh của Nguyễn Công Thống.

Trong chiến tranh, chuyện gì cũng có thể xảy ra, thậm chí xảy ra theo những tình huống, hoàn cảnh mà chúng ta không bao giờ có thể ngờ tới. Mưa Ắng Bằng là câu chuyện đầy xúc động nhưng cũng hết sức éo le xảy ra trong bối cảnh ấy. Truyện được viết với giọng văn đầy sẻ chia, lắng đọng. Những tình huống bất ngờ nhưng logic làm nên sự chặt chẽ và tự nhiên, cuốn hút bạn đọc.

Gió bãi trăng ghềnh kể câu chuyện của những diêm dân trên đảo làm muối. “Đời người Thiềng Liêng khoác lên mình cái tên diêm dân. Trăm nóc nhà trên đảo là trăm ruộng muối như vậy. Cũng ngần ấy cái kho muối chất đầy sự sống… Đâu cần ăn muối mà môi người Thiềng Liềng vẫn mặn chát.” Cái mặn chát của biết bao khổ đau, ngang trái, bất hạnh. Từ câu chuyện hạt muối đến câu chuyện thân phận con người được tác giả viết bằng giọng văn cảm xúc, sâu sắc.

Đường đến chân trời kể câu chuyện của cô bé được sinh ra ở miền núi. Trong mắt cô bé luôn mở ra những ước mơ, khát vọng cho dẫu cuộc sống có những khúc quanh, những đường cùng. Truyện được kể với giọng văn mượt mà, giàu chất thơ. Dường như những u ám xuyên suốt câu chuyện chỉ làm cho cái kết có hậu, nhân văn trở nên tươi sáng hơn…

Phần Thơ với sự góp mặt của các tác giả: Nguyễn Thụy Kha, Lê Thúy Bắc, Trần Quốc Toàn, Lê Thành Nghị, Đinh Thị Như Thúy, Trần Nhương, Vi Thùy Linh, Muồng Hoàng Yến, Đỗ Thành Đồng, Trần Đức Tín, Lê Tuyết Lan, Duyên An, Phan Duy, Ngô Kim Đỉnh.

Những dấu ấn đề tài chiến tranh, người lính, quê hương đất nước, tình yêu con người…; sự riêng biệt trong phong cách biểu đạt; sự khẳng định giọng điệu, màu sắc riêng của mỗi tác giả đã làm nên sự ấn tượng, độc đáo cho trang thơ số này.

“Thơ trong những tập thơ” là bài viết Trong cơn khát của mùa thu của Nguyễn Kiến Thọ giới thiệu thi tập Thanh không của Trang Thanh.

Văn học nước ngoài giới thiệu truyện ngắn Những truyện kì dị của Sarah Hall.

Phần Bình luận văn nghệ với sự tham gia của các tác giả: Trần Thị Hồng Hoa, Tôn Phương Lan, Nguyễn Thanh Tâm, Đặng Thị Thái Hà, Nguyễn Thanh Tú, Hạ Nguyên, Đoàn Tuấn.

“Đặt một tác giả trẻ bên một tác giả trẻ khác không cùng thời cùng viết về chiến tranh, tôi muốn cho thấy được tính ưu việt của người trẻ khi nhìn và nghĩ về chiến tranh thể hiện qua loại hình phi hư cấu.” Bài viết Từ phi hư cấu, tìm hiểu một cách nhìn về chiến tranh của người viết trẻ đưa đến những luận bàn thú vị về vấn đề này.

“Sự còn - mất của một đời văn đâu phải ở xác thân hữu hạn. Nguyễn Quốc Trung ra đi trong cô độc, dẫu không ngăn được trong ta cảm giác cay đắng, nhưng rõ ràng, văn chương của ông không mất đi. Trong vũ trụ sử thi huyền thoại với hình tượng người lính cao cả cùng âm hưởng hào hùng bi tráng, lấp lánh một ánh sao kiên định mang tên Nguyễn Quốc Trung. Đó là di sản để kí ức sống cùng hiện tại.” Bài viết Nguyễn Quốc Trung - kí ức huyền thoại mang đến cho bạn đọc những góc nhìn sinh động, sâu sắc về nhà văn quân đội này.

Bên cạnh đó là những vấn đề được xã hội và giới chuyên môn quan tâm, những chia sẻ nghề nghiệp, những cảm nhận, phân tích, luận giải về các văn nghệ sĩ, tác phẩm nghệ thuật... hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thú vị, hấp dẫn.

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 1023 dày 120 trang dự kiến sẽ phát hành ngày 20/10/2023. Thân mời các bạn đón đọc!

Văn

Lý Hữu Lương

Hoàng Thị Hạnh: Biến di sản thành tài sản góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số

Bùi Tuấn Minh

Mưa Ắng Bằng

Thanh Thảo

Vỉa hè thành phố có năm bảy đường

Nguyễn Công Thống

Kí ức ám ảnh

Tống Phước Bảo

Gió bãi trăng ghềnh

Tạ Thanh Hải

Đường đến chân trời

 

Thơ

Nguyễn Thụy Kha

Ngày cuối năm đưa em lên trung du; Trong đôi mắt đẹp và buồn của em

Lê Thúy Bắc

Mưa thức; Bản Tày gọi trăng; Chiều Tha La

Trần Quốc Toàn

Chớm mùa; Trùng khơi kí ức

Lê Thành Nghị

Nhớ xưa bên ngoại; Lê Lựu

Đinh Thị Như Thúy

Ban mai rực rỡ; Những mùa hoa thương tích

Trần Nhương

Vãn thu; Tình bằng

Vi Thùy Linh

Việt dã tháng mười; Những biên mờ

Muồng Hoàng Yến

Thửa ruộng bằng bước chân; Mua rượu cho pá

Đỗ Thành Đồng

Biển; Nụ hôn

Nguyễn Kiến Thọ

Trong cơn khát của mùa thu (Đọc Thanh không của Trang Thanh)

Trần Đức Tín

Bức thư miền tây; Sinh ra nhau

Lê Tuyết Lan

Nửa đời

Duyên An

Chiếc vỏ ốc mùa thu; Đông trên ngõ bắc

Phan Duy

Giọt nắng về phía ngã tư xa

Ngô Kim Đỉnh

Với đôi giày cũ

 

Văn học nước ngoài

Sarah Hall

Những chuyện kì dị (Trần Như Luận dịch từ nguyên bản tiếng Anh)

 

Bình luận văn nghệ

Trần Thị Hồng Hoa

Hình tượng Bác Hồ trong thơ Tế Hanh

Tôn Phương Lan

Từ phi hư cấu, tìm hiểu một cách nhìn về chiến tranh của người viết trẻ

Nguyễn Thanh Tâm

Nguyễn Quốc Trung - kí ức huyền thoại

Đặng Thị Thái Hà

Khoa học viễn tưởng Việt và những chân trời hậu nhân văn

Nguyễn Thanh Tú

Trưng Nữ Vương - Một cách cắt nghĩa lịch sử

Hạ Nguyên

Bên trong vỏ kén vàng - chậm rãi nuôi dưỡng giác quan và tâm hồn

Đoàn Tuấn

Nguyên mẫu nhà sư trong tiểu thuyết Lời nguyện cầu cho những linh hồn phiêu dạt

VNQD
Thống kê