Dòng chảy

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 1022 (đầu tháng 10/2023)

Chủ Nhật, 01/10/2023 10:00

Trong các cuộc chiến tranh, pháo binh luôn là binh chủng quan trọng nhất của lục quân khi đảm đương vai trò là hỏa lực chính yểm trợ cho bộ binh chiến đấu. Ngày nay, dù có những thay đổi về tác chiến với những loại vũ khí, trang bị hiện đại thì với đa số các nước, pháo binh vẫn được coi là “thần chiến tranh”. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại, lực lượng pháo binh cũng đã có những thay đổi về vũ khí, trang bị, ứng dụng công nghệ để nâng cao tầm bắn, uy lực sát thương, độ chính xác, khả năng cơ động; cùng với đó là ứng dụng tự động hóa trong công tác quản lí chỉ huy. Pháo binh Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Cuộc trò chuyện với Thiếu tướng Nguyễn Hồng Phong, Tư lệnh Binh chủng Pháo binh sẽ giúp bạn đọc có một hình dung về lực lượng pháo binh Việt Nam hôm nay trước những yêu cầu mới.

Bài trò chuyện Chuẩn bị thế trận pháo binh vững chắc ngay từ thời bình sẽ mở đầu tạp chí số này.

Phần Văn xuôi có các truyện ngắn: Tín vật của Trịnh Tuyên, Người vừa đi vừa ngủ gật của Nguyễn Văn Học, Thương mưa của Ngô Tú Ngân; bút kí Những ánh mắt trùng khơi của Trương Chí Hùng; kí ức chiến trường Chuyện ở ga Vĩnh Yên của Nguyễn Vũ Điền.

Truyện ngắn Tín vật là cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ như là định mệnh giữa những người lính ở hai bên chiến tuyến. Nhưng điều đó không quan trọng và không còn ý nghĩa bằng việc người em trai đã đi tìm anh mình suốt nhiều năm qua. Từ đây, kí ức ùa về, những câu chuyện khác dần được hé mở…

Người vừa đi vừa ngủ gật là câu chuyện thú vị, sinh động và để lại nhiều suy ngẫm. Một nhân viên văn phòng đầy đam mê, có năng lực, được ghi nhận. Nhưng một ngày cơ quan thay đổi lãnh đạo, thay đổi bộ máy, anh trở thành người thừa với đầy sự tiêu cực, bi quan. Những cuộc gặp gỡ với người thầy, những câu chuyện thầy kể đã thay đổi anh, hay anh đã thay đổi vì nhận ra điều gì.

Thương mưa kể về số phận những cô gái làm nghề bán thân bằng giọng văn đầy thấu hiểu và thương cảm. Mảnh đất Nam Bộ khốn khó, gia cảnh khốn khó, và cả sự éo le của thân phận đã đưa đẩy cuộc đời những cô gái trôi dạt đến bước đường cùng. Ngay cả khi tưởng như đã chạm tay vào hạnh phúc thì sóng đời lại đánh dạt họ ra. Những cô gái ấy rồi sẽ ra sao?

“Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” giới thiệu tác phẩm Ba tao bay ra ngoài cửa sổ của nhà văn Trần Nhã Thụy.

Phần Thơ với sự góp mặt của các tác giả: Nguyễn Linh Khiếu, Lữ Hồng, Nguyễn Đình Minh, Lương Kim Phương, Cao Nguyên Quyền, Bùi Việt Phương, Kiều Maily, Nguyễn Nhật Huy, Du An, Lê Hòa, Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Phong Việt, Huỳnh Lê Nhật Tấn, Chung Tiến Lực, Hoàng Việt, Đỗ Toàn Diện.

Những lay động của cảm xúc, những câu chuyện của thực tại và kí ức đã hoà quyện vào nhau thành những bài thơ, chùm thơ giàu nhạc điệu, đa dạng trong cách thể hiện. Mỗi tác giả đã góp giọng để làm nên sự sinh động và ấn tượng cho trang thơ.

“VNQĐ giới thiệu” là chân dung tác giả Lê Hải Kỳ cùng chùm thơ ấn tượng của anh.

Phần Bình luận văn nghệ với sự tham gia của các tác giả: Võ Xuân Quế, Võ Nguyễn Bích Duyên, Triều Dương, Nguyễn Đình Minh Khuê, Nguyễn Phú, Vũ Quang Đại.

Cho đến nay có thể nói Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh cùng với Truyện Kiều của Nguyễn Du là hai tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài nhiều nhất. Nhưng, số ngôn ngữ đã dịch và xuất bản hai tác phẩm này vẫn chưa được biết đến một cách rõ ràng và thống nhất. Các bài viết đề cập đến vấn đề này đều có chung nhận định: Nhật kí trong tù và Truyện Kiều “đã được dịch ra hàng chục tiếng nước ngoài”. Bài viết Hai bản dịch “Nhật kí trong tù” chưa được biết ở Việt Nam đưa đến những hiểu biết, những góc nhìn sâu rộng hơn trong lĩnh vực này.

“Kí ức chính là cội nguồn của nghệ thuật, trong đó có văn học. Đến lượt mình, văn học lại tác động trở lại kí ức theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy, có thể nói, giữa kí ức và văn học tồn tại một quan hệ cộng sinh, cùng tương trợ lại cùng mở ra những chân trời sáng tạo cho nhau.” Bài viết Kí ức và văn học - cộng sinh và sáng tạo sẽ đưa đến những luận bàn thú vị, sâu sắc về vấn đề này.

Cũng trong phần này, chúng ta sẽ đọc và gặp những bài viết, những nhân vật, những nghiên cứu thú vị và sâu sắc về các vấn đề đáng quan tâm của văn học nghệ thuật hôm nay.

Tạp chí VNQĐ số 1022 dày 120 trang với những bài viết thú vị dự kiến sẽ phát hành ngày 5/10/2023. Thân mời các bạn đón đọc!

Văn

PV

Chuẩn bị thế trận pháo binh vững chắc ngay từ thời bình

Trịnh Tuyên

Tín vật

Trương Chí Hùng

Những ánh mắt trùng khơi

Trần Nhã Thụy

Ba tao bay ra ngoài cửa sổ

Nguyễn Vũ Điền

Chuyện ở ga Vĩnh Yên

Nguyễn Văn Học

Người vừa đi vừa ngủ gật

Ngô Tú Ngân

Thương mưa

 

Thơ

Nguyễn Linh Khiếu

Trở về nhà; Hoa sưa; Nhà thờ cổ

Lữ Hồng

Chiều phố cổ; Viết ở tiểu đoàn 24 ; Ngày sông

Nguyễn Đình Minh

Bàn tay trong dáng đá; Đất nước những dòng sông cái

Lương Kim Phương

Mưa trúc; Trên bến sông mùa khô

Cao Nguyên Quyền

Đồng đội tôi; Thắp lửa vời xa

Bùi Việt Phương

Đám đông và mây bay; Hi vọng

Kiều Maily

Nhớ dáng palei; Mưa miền xứ Churu

Nguyễn Nhật Huy

Câu chuyện; Giếng

Du An

Kí họa; Dòng tôi

Lê Hòa

Thời gian; Phùng Khoang

Nguyễn Văn Mạnh

Bên cột mốc 92; Ánh mắt trẻ thơ trên cát vạn chài

Nguyễn Phong Việt

Cho những người ở lại

Huỳnh Lê Nhật Tấn

Phơi trên nốt trầm

Chung Tiến Lực

Hoàng Thành

Hoàng Việt

Tìm gặp mùa sen

Đỗ Toàn Diện

Tìm bạn ở Trường Sơn

VNQĐ giới thiệu

Lê Hải Kỳ (Bà tôi; Hương; Huyết núi)

 

Bình luận văn nghệ

Võ Xuân Quế

Hai bản dịch Nhật kí trong tù chưa được biết ở Việt Nam

Võ Nguyễn Bích Duyên

Kí ức và văn học - cộng sinh và sáng tạo

Triều Dương

Người trẻ và văn chương: Tìm về bản nguyên

Nguyễn Đình Minh Khuê

Bửu Sơn Kỳ Hương, một cách nhìn về căn cước

đất phương Nam

Nguyễn Phú

Nhà văn Nguyễn Đức Lợi - viên cuội rừng lấp lánh

Vũ Quang Đại

Denis Villeneuve: Cát, bụi, đường chân trời

và cuộc truy tìm danh tính con người

 

Minh họa, ảnh

Bìa 1: Ngày mới Tranh của họa sĩ Vũ Thái Bình

Minh họa: Nguyễn Vân Chung, Trương Đình Dung, Ngô Xuân Khôi, Tào Linh, Nguyễn Văn Minh, Quốc Thắng, PV...

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Nguyên mẫu nhân vật Năm Thao, Năm Lựu Đạn trong "Hoa xương rồng"

Nguyên mẫu nhân vật Năm Thao, Năm Lựu Đạn trong "Hoa xương rồng"

Sòng nhậu đầu tiên ở bãi, không bến không bờ tức giang hồ thiệt thọ, đã phết cho tôi Tàn sau Minh để hóa một Minh Tàn... (NGUYỄN TRÍ)

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)