Dòng chảy

20 năm bồi đắp cho cánh đồng văn chương, nghệ thuật của đất nước

Thứ Sáu, 08/09/2023 14:50

Ra đời ngày 10/9/2003, trải qua 5 nhiệm kì với 20 năm hoạt động, Hội đồng Lý luận phê bình Văn học nghệ thuật (LLPBVHNT) Trung ương đã góp phần định hướng và thúc đẩy sự phát triển của văn học nghệ thuật Việt Nam. Đó là khẳng định tại Lễ kỉ niệm 20 năm thành lập của Hội đồng tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội tối 5/9/2023.

Một tiết mục văn nghệ chào mừng tại Lễ kỉ niệm. Ảnh: PV

Bối cảnh xã hội những năm 2000 với những biến động về chính trị trên thế giới ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, cụ thể là sự tan rã của Liên Xô và Đông Âu, tình hình ấy đã có những tác động đến đời sống văn học nghệ thuật. Nhận thấy cần có một sự định hướng kịp thời, củng cố niềm tin cũng như nắm bắt tư tưởng, tâm trạng xã hội, Ban Bí thư Trung ương Đảng Khoá 9 đã quyết định thành lập Hội đồng LLPBVHNT Trung ương. Được thành lập ngày 10/9/2003, đến nay vừa tròn 20 năm thành lập, Hội đồng LLPBVHNT Trung ương đã làm tròn sứ mệnh được Đảng và Nhà nước giao phó, là kênh nắm bắt, định hướng phát triển văn học nghệ thuật tin cậy của Đảng, Nhà nước theo đường lối văn nghệ của Đảng.

Việc ra đời của Hội đồng LLPBVHNT Trung ương đã mở ra thời kì hoạt động mới của VHNT nước nhà, đặc biệt là công tác LLPBVHNT. Là cơ quan tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước về công tác LLPBVHNT, chịu sự chỉ đạo của Ban Bí thư mà thường xuyên và trực tiếp của đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Hội đồng được giao nhiệm vụ đánh giá một cách cơ bản hoạt đồng lí luận, phê bình, sáng tác, xuất bản, quản lí VHNT; tham gia tổ chức nghiên cứu LLPBVHNT, tổng kết thực tiễn, bổ sung, hoàn thiện quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác LLPBVHNT. Trong 20 năm qua, Hội đồng đã tổ chức được 16 cuộc hội thảo cấp quốc gia, hàng chục cuộc hội thảo, toạ đàm, đóng góp vào các dự thảo nghị quyết về VHNT của Đảng.

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ tại Lễ kỉ niệm 20 năm thành lập Hội đồng LLPBVHNT Trung ương. Ảnh: VTC

Diễn văn kỉ niệm 20 năm ngày thành lập Hội đồng LLPBVHNT Trung ương do PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - Nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng đã điểm lại những việc lớn mà Hội đồng LLPBVHNT đã làm trong suốt gần 5 nhiệm kì vừa qua. Theo đó, 20 năm qua, Hội đồng đã tập trung nghiên cứu lí luận, tổng kết thực tiễn, tư vấn giúp Đảng và Nhà nước xây dựng và lãnh đạo thực hiện nhiều nghị quyết, chính sách ở tầm chiến lược quy mô về văn hoá, văn nghệ, tư vấn và hỗ trợ nhiều ban, bộ, ngành địa phương, cơ quan đơn vị trong công tác chỉ đạo, quản lí văn hoá văn nghệ; tổ chức nhiều cuộc hội nghị, hội thảo, toạ đàm, nghiên cứu khoa học, hoàn thành các đề án, đề tài các cấp về công tác LLPBVHNT. Trong 20 năm qua Hội đồng đã tổ chức 23 hội nghị ở cả hai miền Nam - Bắc tập trung vào các vấn đề VHNT, mỗi hội nghị từ 200-300 học viên là các văn nghệ sĩ, lãnh đạo các cơ quan văn nghệ trung ương và địa phương tham dự. Các hội nghị được cấp uỷ chính quyền địa phương và các ban, bộ, ngành trung ương đánh giá cao, có tính thiết thực, hiệu quả. Riêng nửa nhiệm kì 5, Hội đồng đã tổ chức được 6 hội nghị tập huấn với hơn 1.500 học viên tham dự. Công tác bồi dưỡng xây dựng đội ngũ lí luận phê bình trẻ được Hội đồng thường xuyên quan tâm, đã tổ chức được 7 lớp bồi dưỡng, trong đó riêng hai lớp diễn ra đầu năm 2023 có 158 học viên tham dự. Các lớp tập huấn đã tập trung đánh giá tình hình, phân tích tình hình LLPB, đề xuất phương án phát triển VHNT trước yêu cầu mới, cung cấp các kĩ năng cơ bản trong sáng tác, lí luận, phê bình, quảng bá VHNT..

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỉ niệm 20 năm thành lập Hội đồng LLPBVHNT Trung ương, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổng kết 5 việc mà Hội đồng LLPBVHNT Trung ương đã làm được thời gian qua và cũng đưa ra 5 điểm cần quan tâm thực hiện trong thời gian tới. Đồng chí Bí thư Trung ương Đảng khẳng định, trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Hội đồng LLPBVHNT Trung ương đã từng bước khẳng định được vị trí, uy tín trong đời sống VHNT nước nhà, tập hợp, kết nối trí tuệ, tâm huyết của nhiều chuyên gia, nhà phê bình văn học và văn nghệ sĩ cả nước, hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao, góp phần định hướng và thúc đẩy sự phát triển của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam với những dấu ấn nổi bật.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỉ niệm. Ảnh: TL

Thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa đã ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những đóng góp của Hội đồng LLPBVHNT Trung ương trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn học, nghệ thuật nước nhà suốt 20 năm qua. Đồng chí Bí thư Trung ương Đảng cũng nhắc lại những nội dung trong bài phát biểu quan trọng, sâu sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỉ niệm 75 năm thành lập Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Tổng Bí thư đã khẳng định, yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng nước ta là phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển mạnh mẽ hơn nữa nền văn hoá, văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là nền tảng tinh thần, động lực phát triển và soi đường cho quốc dân đi. Tổng Bí thư cũng chỉ rõ, cần tập trung khắc phục bằng được những hạn chế yếu kém trong sáng tác và lí luận, phê bình VHNT. Đường lối văn hoá, văn nghệ của Đảng đã xác định rõ sứ mệnh cao cả và nhiệm vụ nặng nề, vẻ vang trước Đảng, trước nhân dân và đất nước của giới VHNT, trong đó có trách nhiệm của Hội đồng LLPBVHNT Trung ương. Vì vậy, đồng chí Bí thư Trung ương Đảng đề nghị Hội đồng tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các chủ trương, đường lối của Đảng, các phát biểu của Đồng chí Tổng Bí thư về văn hoá, văn học, nghệ thuật, từ đó cụ thể hoá thành phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp công tác của Hội đồng trong thời gian tới.

Nói về đặc điểm tình hình của những người làm công tác LLPBVHNT trong giai đoạn hiện nay, TS Ngô Phương Lan, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng LLPBVHNT Trung ương Nhiệm kì 2021-2026 cũng đã chia sẻ trong một bài viết in trên Tạp chí Lý luận phê bình Văn học, Nghệ thuật số tháng 9 năm 2023: Thời đại bùng nổ thông tin, thế giới phẳng, kỉ nguyên số hôm nay, tôi thấy hoạt động của Hội đồng có được nhiều thuận lợi, nhưng ngay trong thuận lợi lại có những thách thức không dễ vượt qua. Thuận lợi là việc tiếp cận các xu hướng sáng tác, các lí thuyết mới về văn học, nghệ thuật của thế giới và Việt Nam thật dễ dàng. Còn thách thức là việc “giải mã” các tác phẩm, xu hướng sáng tác, trào lưu lí thuyết, lí luận ứng dụng như thế nào để từ đó lựa chọn cho mình và độc giả, khán giả những giá trị đích thực giữa ngổn ngang những sản phẩm được gọi là văn học, nghệ thuật.

Các đại biểu ấn nút khai trương Tạp chí điện tử Lý luận phê bình Văn học, Nghệ thuật. Ảnh: VTC

Còn Chủ tịch Hội đồng LLPBVHNT Trung ương, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ thì cho rằng, hai mươi năm, một chặng đường không dài nhưng có “biết bao nhiêu tình” qua mỗi bước đi, mỗi trang viết. Những thành viên tham gia hội đồng là những nhà khoa học có năng lực, bản lĩnh, uy tín của đất nước. Tất cả họ đều mong muốn khiêm tốn được làm những giọt nắng ấm áp, tin cậy; những hạt phù sa giản dị và cần mẫn, ngõ hầu bồi đắp phần nào cho cánh đồng văn chương, nghệ thuật của đất nước mỗi ngày một tươi tốt, mới mẻ và yêu tin.

Cũng trong dịp kỉ niệm 20 năm ngày thành lập, Hội đồng LLPBVHNT Trung ương và Ban Biên tập Tạp chí Lý luận phê bình Văn học, Nghệ thuật đã chính thức công bố ra mắt tạp chí điện tử có tên gọi lyluanphebinh.vn với những đổi mới về nội dung, hình thức, là cánh tay thông tin nối dài cho các hoạt động của Hội đồng môi trường số.

Đứng trước thời cơ và thách thức mới của đất nước, cũng là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, chúng ta đang tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phát triển mạnh mẽ hơn nữa nền văn hoá, văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hành trình ấy rất cần sự đồng hành hiệu quả của Hội đồng LLPBVHNT Trung ương với các hoạt động thiết thực, đổi mới để đóng góp cho sự phát triển của nền văn học, nghệ thuật nước nhà.

P.V

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)