Bác Hồ dạy cán bộ chữ “liêm”

Thứ Tư, 01/02/2023 08:11

. NGUYỄN THANH


Hiện nay một số cán bộ lãnh đạo mắc khuyết điểm có nguyên nhân chủ yếu là phai mờ lý tưởng cộng sản nguyện cống hiến, hy sinh vì cách mạng, vì dân nên sa vào chủ nghĩa cá nhân, đúng như Bác nói, họ “coi Đảng như một cái cầu thang để thăng quan phát tài”. Xa dân nên thành “quan cách”, không đoái hoài đến đời sống của dân, không chỉ không “cần kiệm” mà còn xa hoa, lãng phí. Do vậy quy trình bổ nhiệm cán bộ cấp cao cần hết sức chặt chẽ. Nhất thiết cán bộ đó phải kinh qua những cương vị lãnh đạo gần với dân, hiểu dân. Bởi có vậy họ mới thấm thía “một hột gạo, một đồng tiền, tức là một số mồ hôi nước mắt của đồng bào” nên có ý thức chi tiêu, sử dụng bất cứ cái gì cũng phải nghĩ đó là của dân. Chỉ khi nghĩ được, như lời Bác dạy “hoang phí là một tội ác” thì mới biết trân trọng, giữ gìn tài sản của dân và danh dự của mình.

Những vụ việc ấy cho thấy bài học còn nhiều cơ quan, tổ chức Đảng coi nhẹ công tác phê bình và tự phê bình. Điều ấy có lý do từ căn tính tiểu nông cả nể đã ngàn xưa, với cán bộ chủ chốt thì sự cả nể càng tăng lên nhiều. Lại thêm tâm lý “chín bỏ làm mười”, “xuê xoa”, “an phận thủ thường”, “đấu tranh là... tránh đâu”... nên lãnh đạo mắc khuyết điểm ngày thêm nặng mà không được góp ý, chỉ ra, ngăn chặn.

Rất nhiều lần Bác Hồ nhắc cán bộ phải “gương mẫu”, “nêu gương”, phải là “đầu tầu”... Không ít lần Người mượn lời Khổng Tử dạy cán bộ mình có đứng đắn, trong sáng mới tề được gia, trị được quốc, bình được thiên hạ... Những lời dạy ấy không chỉ đúng với đạo lý mà còn là khoa học, biện chứng. Để có uy tín, để là tấm gương sáng, với người lãnh đạo - theo lời Bác dạy là phải “thực hành trước” các nguyên tắc “Cần, kiệm, liêm, chính”, “chí công”, “vô tư” . Một phương pháp sư phạm đã trở thành chân lý: Cách tốt nhất để giáo dục, thuyết phục người khác là giáo dục, thuyết phục bằng chính nhân cách mình. Bác Hồ là người như thế và là một tấm gương như thế!

Vấn đề căn cốt với cán bộ đảng viên hôm nay là giữ gìn, phát huy danh dự, lương tâm người cộng sản.

Thời hội nhập toàn cầu, dưới góc nhìn liên văn hóa người ta càng thấy rõ hơn mẫu số chung của mọi dân tộc là đều vươn tới các giá trị tinh thần trong sáng, tốt đẹp. Như người Do Thái dạy con từ khi còn nhỏ phương ngữ của cha ông họ: “Danh dự quý hơn tính mệnh”. Câu này tương tự với châm ngôn người Việt: “Chết trong còn hơn sống đục”. Các tôn giáo lớn cũng vậy. Phật giáo dạy mọi nỗi khổ đều có từ nguyên nhân “tham, sân, si” nên con người ta phải từ bi, hỷ xả thì mới có hạnh phúc. Khổng Tử, ông tổ của đạo Nho rất đề cao chữ “liêm”. Sau này Bác Hồ giải thích ngắn gọn, dễ hiểu: “Liêm là trong sạch, không tham lam”. Với một quan niệm biện chứng Bác Hồ coi “liêm” là một trong bốn yếu tố (cần, kiệm, liêm, chính) làm nên nhân cách con người và nhắc nhở cán bộ luôn “phải thực hành chữ liêm”.

Truyền thống đạo lý người Việt đề cao lối sống ngay thẳng: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, coi danh dự, lương tâm là khuôn mẫu, phép tắc: “Giấy rách phải giữ lấy lề”. Dù có sa vào tình huống bi kịch người nông dân lam lũ vẫn đặt sự trong sáng lên trên hết: “Có xáo thì xáo nước trong/ Chớ xáo nước đục đau lòng cò con”. Đó cũng là biểu hiện của chữ “liêm”. Lịch sử văn hóa Việt rất đề cao những nhân cách lớn, như Trần Bình Trọng - vị tướng đời Trần bị kẻ thù mua chuộc, ông thà chết chứ không chịu sống nhục: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Rồi Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến... thà sống nghèo mà thanh cao chứ không chịu làm quan cho những triều đình ô danh. Hẳn nhiên người Việt rất ghét sự “bất liêm”: “Trăm năm bia đá thì mòn/ Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ”. Kẻ xấu sẽ bị dư luận (bia miệng) nguyền rủa mãi.

Trước nay, ở bất cứ đâu danh dự, lương tâm đều được coi trọng. Vì sao vậy? Vì danh dự, lương tâm là thứ thiêng liêng, cao quý nhất gắn với tên tuổi, cuộc đời, sự nghiệp mỗi cá nhân. Không tự nhiên mà có, nó là sự kết tinh của quá trình trau dồi rèn luyện, học tập, lao động miệt mài, nghiêm túc để trở thành một giá trị của cuộc sống. Là nền tảng của nhân cách, biểu hiện của nhân cách, nó cũng không tự mất đi. Như một tấm gương soi, nhìn vào danh dự, lương tâm một con người, một dân tộc người ta biết được nhân cách con người đó, dân tộc đó!

Với người cộng sản thì danh dự, lương tâm càng quan trọng. Trước khi ra pháp trường chịu án chém (1944), đồng chí Hoàng Văn Thụ, một lãnh tụ của Đảng “nhắn bạn” (tên bài thơ): “Việc nước xưa nay có bại thành/ Miễn sao giữ trọn được thanh danh”. Như vậy, với người cộng sản thì chất ngọc “thanh danh” mới là yếu tố quyết định “việc nước”. Vì đó là ánh sáng soi đường cho chính họ, là tấm gương để thuyết phục, chinh phục quần chúng. “Thanh danh” chính là một nội dung của chữ “liêm”.

Ngọc có mài mới sáng. Vàng càng luyện càng trong. Muốn giữ được chữ “liêm” phải rèn luyện. Trong nhà tù (1940), chàng thanh niên Tố Hữu quyết vượt qua mọi cám dỗ để giữ gìn danh dự, lương tâm người cách mạng: “Không thể gì quyến rũ/ Mua bán được lương tâm/ Danh dự của riêng thân/ Là của chung đồng chí/ Phải giữ gìn tỉ mỉ/ Như tròng mắt con ngươi” (Con cá, chột nưa). Với họ, cuộc đấu tranh khó khăn nhất là đấu tranh với chính bản thân mình. Ở ngày hôm nay, trên cương vị lãnh đạo, người cộng sản càng phải giữ gìn chữ “liêm” - thước đo trung thực nhất phẩm chất đạo đức và bản lĩnh cách mạng. “Bất liêm”, sa vào tham nhũng, hối lộ, hủ hóa, tiêu cực tức bán rẻ danh dự, lương tâm thì “lãnh đạo” được ai, thuyết phục được ai? Mỗi cán bộ, đảng viên cần thuộc nằm lòng lời nhắc nhở của Đồng chí Tổng Bí thư “phải biết trọng liêm sỉ, giữ danh dự, biết xấu hổ khi bản thân và người thân có hành vi tham nhũng, lãng phí”!

Về giải pháp ngăn chặn, căn cứ vào tư tưởng biện chứng của Lê-nin từ “trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng...”, đối chiếu với quan niệm về đặc trưng tâm lý người lãnh đạo mới nhất của thế giới hiện nay, thì lời Bác Hồ dạy vẫn là bài học đúng đắn, thiết thực, cụ thể nhất là lấy gương người tốt, việc tốt hằng ngày để giáo dục lẫn nhau. Đây là một truyền thống văn hóa phương Đông mà chính Bác Hồ giải thích: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ, một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Ở phương Tây, một số vị Tổng thống khi nhậm chức thường đặt tay lên cuốn Kinh Thánh là một cách “hứa” sẽ làm theo những lời dạy mẫu mực, tức cũng coi đó là tấm gương. Vấn đề ở chỗ “làm gương” như thế nào, bằng cách nào.

Ở ngay lĩnh vực giáo dục cán bộ, đảng viên, Bác Hồ đã là nhà giáo dục lớn với tư tưởng và các biện pháp mang tính hệ thống, toàn diện, phù hợp. Theo Người, lấy những tấm gương “đảng viên đã vì Đảng, vì giai cấp, vì dân tộc mà oanh liệt hy sinh như đồng chí Lê Hồng Phong, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Văn Cừ, Lương Khánh Thiện, Minh Khai, cùng trăm nghìn đồng chí khác… Máu xương của các tiên liệt đã thấm nhuần gốc rễ của Đảng ta, làm cho cây nó càng vững, ngành nó càng to, và kết quả khai hoa ngày càng rực rỡ”. Hình tượng ẩn dụ “cây” Đảng ta tươi tốt là nhờ “gốc rễ” được “thấm nhuần” máu xương của các bậc tiền bối thật giàu ý nghĩa biểu cảm này được Người nhiều lần nhắc lại. Thế hệ lãnh đạo đầu tiên ấy đã hy sinh trọn vẹn, tuyệt đối cho dân tộc, xứng đáng là tấm gương cho mọi thế hệ kế tục học tập, noi theo.

Bác Hồ từng nhấn mạnh những cán bộ chủ chốt, cấp cao phải tiên phong trong việc nêu gương. Trong Bài nói chuyện tại phiên họp cuối năm của Hội đồng Chính phủ năm 1963, Người nhắc nhở: “Một điều rất quan trọng nữa là các đồng chí bộ trưởng, thứ trưởng và cán bộ lãnh đạo phải luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, phải nêu gương sáng về đạo đức cách mạng: cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, phải giữ gìn tác phong gian khổ phấn đấu, phải không ngừng nâng cao chí khí cách mạng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Có như thế mới xứng đáng với đồng bào miền Nam đang chiến đấu vô cùng anh dũng chống đế quốc Mỹ và tay sai của chúng để giải phóng miền Nam và hòa bình thống nhất nước nhà. Nhân dân ta rất tốt. Nếu chúng ta làm gương mẫu và biết lãnh đạo thì bất cứ công việc gì khó khăn đến đâu cũng nhất định làm được”. Không chỉ là lời dạy về nội dung, còn là vấn đề phương pháp luận: phải lấy tấm gương sáng nhất, cụ thể mà gần gũi để giáo dục. Thời điểm ấy, với các bộ trưởng, thứ trưởng... thì có tấm gương nào “sáng” hơn “đồng bào miền Nam đang chiến đấu vô cùng anh dũng”?.

Quy trình bổ nhiệm cán bộ cấp cao cần hết sức chặt chẽ. Nhất thiết cán bộ đó phải kinh qua những cương vị lãnh đạo gần với dân, hiểu dân. Bởi có vậy họ mới thấm thía “một hột gạo, một đồng tiền, tức là một số mồ hôi nước mắt của đồng bào” nên có ý thức chi tiêu, sử dụng bất cứ cái gì cũng phải nghĩ đó là của dân. Chỉ khi nghĩ được, như lời Bác dạy “hoang phí là một tội ác” thì mới biết trân trọng, giữ gìn tài sản của dân và danh dự của mình.

Những vụ việc cán bộ tha hóa cho thấy bài học còn nhiều cơ quan, tổ chức Đảng coi nhẹ công tác phê bình và tự phê bình. Điều ấy có lý do từ căn tính tiểu nông cả nể đã ngàn xưa, với cán bộ chủ chốt thì sự cả nể càng tăng lên nhiều. Lại thêm tâm lý “chín bỏ làm mười”, “xuê xoa”, “an phận thủ thường”, “đấu tranh là... tránh đâu”... nên lãnh đạo mắc khuyết điểm ngày thêm nặng mà không được góp ý, chỉ ra, ngăn chặn.

Rất nhiều lần Bác Hồ nhắc cán bộ phải “gương mẫu”, “nêu gương”, phải là “đầu tầu”... Không ít lần Người mượn lời Khổng Tử dạy cán bộ mình có đứng đắn, trong sáng mới tề được gia, trị được quốc, bình được thiên hạ... Những lời dạy ấy không chỉ đúng với đạo lý mà còn là khoa học, biện chứng. Để có uy tín, để là tấm gương sáng, với người lãnh đạo - theo lời Bác dạy là phải “thực hành trước” các nguyên tắc “Cần, kiệm, liêm, chính”, “chí công”, “vô tư” . Một phương pháp sư phạm đã trở thành chân lý: Cách tốt nhất để giáo dục, thuyết phục người khác là giáo dục, thuyết phục bằng chính nhân cách mình. Bác Hồ là người như thế và là một tấm gương như thế!

N.T

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)