Bài học Bác Hồ đối thoại kết án tội ác giết người mang tính diệt chủng!

Thứ Hai, 08/02/2021 08:58

. Nguyên Thanh

 

Với một tầm văn hóa kiệt xuất, một sự hiểu biết lớn lao về văn hóa nói chung và hiểu biết sâu sắc về thủ đoạn của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, Hồ Chí Minh đã đối thoại với cả thế giới để lột trần cái mặt nạ hào nhoáng giả tạo để làm trơ ra bộ mặt thật đáng ghê tởm của kẻ ăn cướp và giết người.

Ngay từ năm 1925, trong Bản án chế độ thực dân Pháp nổi tiếng, Nguyễn Ái Quốc đã nhận xét và khẳng định bản chất xấu xa của chính sách thực dân: “Người ta thường nói: “Chế độ thực dân là ăn cướp”. Chúng tôi xin thêm: là hiếp dâm và giết người”[1]. Nhưng dù có cố gắng che đậy một thứ son phấn “văn minh” nào đó thì vẫn bị một người Việt Nam là Hồ Chí Minh vạch trần: “Đây là một bức thư “văn minh” tên quan ba Diot ở vùng Suuyt gửi cụ Đinh Công Phú, lãnh tụ đồng bào Mường và giữ chức Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến Hoà Bình: “Ông chống cự lại bộ đội Pháp.

“Đương cục Pháp không thể để thế mãi... Nhưng theo nguyên tắc khoan hồng của người Pháp, đương cục Pháp sẽ để cho ông một dịp cuối cùng:

“Thay mặt cho bộ chỉ huy là kẻ bảo hộ xứ này, tôi ra lệnh cho ông một lần cuối cùng: Trước ngày 15 tháng 11 năm 1947, ông phải đem nộp tất cả súng ống và bộ hạ của ông cho tôi. Nếu quá hạn đó mà ông chưa làm theo lệnh này thì tôi sẽ đốt hết các làng, đốt sạch cả lúa, lấy hết cả trâu bò, bắt hết cả dân sự, sẽ làm cho xứ sở ông tan nát, sẽ truy nã ông đến cùng, và sẽ không để cho ông trông thấy quê cha đất tổ của ông”[2].

Đúng như lời mỉa của tác giả: “Đây là một bức thư “văn minh” của “tên quan ba Diot”, thì ra, đối với thực dân Pháp, “văn minh” là…“sẽ đốt hết các làng, đốt sạch cả lúa, lấy hết cả trâu bò, bắt hết cả dân sự, sẽ làm cho xứ sở ông tan nát, sẽ truy nã ông đến cùng, và sẽ không để cho ông trông thấy quê cha đất tổ của ông”. Lời của tên quan ba là lời tự vạch trần bản chất giết người cướp của của thực dân Pháp!

Trong Th­ư gửi ông Kennơđi, Tổng thống mới của Mỹ, ngư­ời viết thư­ không chỉ nói với Tổng thống Mỹ mà còn nói với cả bầy đế quốc, nói với cả thế giới, bức th­ư có đoạn:“Vì Mỹ mà đất n­ước chúng tôi bị chia cắt làm đôi: đồng bào miền Nam chúng tôi đang lâm vào tình trạng đau thương, nư­ớc sôi lửa bỏng.

Vì Mỹ mà miền Nam Việt Nam có những toà án phát xít, những luật lệ bạo ng­ược, những máy chém l­ưu động giết ng­ười khắp thành thị và thôn quê, có những trại giam khổng lồ giam cầm và tra tấn hàng chục vạn ng­ười, giết chết hàng vạn ng­ười yêu hoà bình và yêu Tổ quốc.

Vì Mỹ mà có những sư đoàn quân lính với máy bay, xe tăng và đại pháo Mỹ đi càn quét liên miên, giết hại thư­ờng dân, đốt phá làng mạc.

Nói tóm lại, vì Mỹ mà miền Nam Việt Nam biến thành địa ngục ở trần gian. Điều đó, ông có biết không?

Nếu ông biết mà không nói thì ông là ngư­ời: “Ngoài miệng thì tụng “nam mô”/ Trong lòng thì đựng cả bồ dao găm”[3].

Đế quốc Mỹ đã gây ra tội ác tày trời đối với nhân Việt Nam, do vậy lá thư­ gửi Tổng thống Mỹ mang tính chất kết án cả đế quốc Mỹ: “Vì Mỹ…”, kết tội, mỉa mai kiểu “lá mặt lá trái” của Tổng thống Mỹ, yêu cầu quân Mỹ rút quân, đặc biệt là thủ pháp “dùng gậy ông đập l­ưng ông”. Tổng thống Mỹ bị đưa vào nội dung văn bản để mỉa mai chỉ trích và bị “ăn đòn” bởi một phản đề không thể chối cãi : “Ông có nói câu: “Đoàn kết lại thì không có việc gì chúng ta không làm đư­ợc”.Đúng! Nhân dân Việt Nam đoàn kết đấu tranh sẽ đánh đổ chế độ dã man của Mỹ - Diệm và thực hiện hoà bình thống nhất Tổ quốc thân yêu của chúng tôi”.

Về thực chất thì chính sách của chủ nghĩa thực dân gần như đồng nhất với chủ nghĩa đế quốc mà đứng đầu là đế quốc Mỹ. Sau khi Pháp thua ở Việt Nam thì đế quốc Mỹ nhảy vào, vẫn áp bức, bóc lột, chém giết, thậm chí còn tàn độc hơn thực dân Pháp. Bác Hồ có một khái quát về đế quốc Mỹ:

“Chúa Giêxu dạy: Đạo đức là bác ái.

Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi.

Khổng Tử dạy: Đạo đức là nhân nghĩa.

Còn đế quốc Mỹ thì: Đạo đức là giết người”[4].

Đó là Người mỉa mai cái chính sách tàn bạo, thâm độc, hiểm ác còn hơn thời trung cổ của bọn đế quốc ngay từ những năm 1950 (bài này đăng ngày 14/6/1950), vì chúng có những vũ khí tối tân mang tính huỷ diệt hàng loạt. Đây không chỉ là lời nhận định về bản chất của một đế quốc hung hãn, (mà bằng chứng là hai vụ ném bom nguyên tử giết chết hàng chục nghìn người dân Nhật Bản vô tội trong khi nước Nhật không còn một sức kháng cự vì kiệt sức trong chiến tranh lần 2), mà còn là lời cảnh tỉnh đối với toàn nhân loại về chính sách giết người của nó sau này. Thực tế tình hình thế giới đã chứng minh lời cảnh tỉnh ấy là hết sức đúng đắn, cần thiết. Với nhãn quan chiến lược thiên tài, Người đã tìm đến, sống, làm việc để tìm hiểu sâu sắc bản chất của chủ nghĩa thực dân đế quốc ngay nơi phát tích gốc gác của nó.Người giễu cả cách làm giàu bằng xương máu của người lương thiện của bọn tư bản đầu sỏ: “Vì hoà bình thì bọn đại tư bản không bán được vũ khí, không có những món tiền lãi to. Không hoà bình thì chiến tranh...”[5].

Hành động đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam có lẽ là một trang sử đáng nguyền rủa nhất của lịch sử Hợp chúng quốc Hoa kỳ. Ngoài tội giết người cướp của, đế quốc Mỹ còn đáng lên án, đáng phỉ nhổ ngàn lần về tội vi phạm tư cách văn hoá của con người, ấy là cái tội tráo trở, lừa dối, lật lọng. Chỉ có Lãnh tụ Hồ Chí Minh mới chỉ ra một cách đích đáng nhất, rõ ràng nhất và cũng sâu sắc nhất tội ác của chúng bằng cách riêng của Người: dùng tiếng cười: “Đế quốc Mỹ thường rêu rao nào “dân chủ”, nào “tự do”. Nhưng lần này chúng đã bị lột hết mặt nạ trước thế giới.

Như hôm 11-2, tổng Giôn đã ra lệnh ném bom Vĩnh Linh, Đồng Hới, Nghệ An. Nhưng liền sau đó, trong một cuộc chiêu đãi đoàn ngoại giao, cũng tên Giôn đó đã lép bép rằng “Mỹ hết sức ủng hộ hoà bình, chính nghĩa giữa các dân tộc” (!)...

Rồi đến trận cắn trộm ngày 7, 8 và 11-2-1965”[6]. Thế là tất cả, từ Tổng thống đến cả bọn đế quốc đều trở thành những kẻ đáng ghét, đáng khinh, đáng nguyền rủa, về cái tội giết người: “ném bom Vĩnh Linh, Đồng Hới, Nghệ An”, lật lọng, xỏ lá, tráo trở: “Nhưng liền sau đó…, cũng tên Giôn đó đã lép bép rằng “Mỹ hết sức ủng hộ hoà bình, chính nghĩa giữa các dân tộc” (!). Trong ngữ cảnh này, chỉ một động từ “lép bép” đã “giết chết” một vị Tổng thổng từ đỉnh cao quyền lực “hoàn nguyên” trở về với thân phận kẻ lưu manh. “Lép bép” láy tượng thanh nghĩa tiêu cực chỉ những âm thanh đứt đoạn, không đều; nghĩa phái sinh chỉ phát ngôn của những kẻ xấu. Một “tên Giôn” nào đó “đã lép bép rằng” thì chỉ có thể đó là một kẻ lưu manh. Và nhà trào phúng vĩ đại ấy đã dùng tiếng cười để đẩy cả lũ chúng về hàng thú vật, cũng chỉ qua một từ: “Rồi đến trận cắn trộm ngày 7, 8 và 11-2-1965”. Chỉ có loài chó dữ mới cắn trộm, thế thì cả lũ chúng, từ Tổng thống trở xuống cũng đều là một lũ chó dữ mà thôi!

Kẻ đi xâm lược nhưng lại luôn “giả nhân giả nghĩa”, kỳ thực bản chất bên trong là kẻ “gây ra tội ác tày trời”: “Ở miền Nam, đế quốc Mỹ đã tốn hơn 4 nghìn triệu đôla vào việc đốt phá hàng nghìn làng mạc, giết hại hàng chục vạn nhân dân, đã gây ra tội ác tày trời, biến những nơi chúng tạm chiếm thành địa ngục. Nay Mỹ bị sa lầy không có lối thoát. Tổng Giôn bèn giả nhân giả nghĩa, hòng dùng 1 nghìn triệu đôla để mua chuộc nhân dân Đông - Nam Á.

Thật là một trò xỏ lá bỉ ổi! Hiện nay ở Hoa Kỳ có hơn 35 triệu người bần cùng, 45 triệu người nhà ở như ổ chuột, sao tổng Giôn không giúp đỡ đồng bào của y trước đã?

Tổng Giôn, người đã chủ trương dùng napan và hơi độc giết hại nhân dân miền Nam. Tổng Giôn, người đã ra lệnh “leo thang” đưa chiến tranh đến miền Bắc. Một con người như thế mà nói hoà bình thì mỉa mai thật”[7]. Tổng Giôn nói: “Mỹ không muốn gì hơn là trở lại Hiệp định Giơnevơ năm 1954”. Y ba hoa vậy thôi. Thực tế thì Mỹ đã trắng trợn phá hoại Hiệp định đó”[8]. Ít nhất có các lớp tương phản sau: to nhất, mạnh nhất mà lại hung ác nhất; Mỹ vô cùng tàn bạo chống miền Nam Việt Nam - một xứ tương đối bé nhỏ; Mỹ càng đánh càng thua, nhân dân miền Nam càng đánh càng thắng, và tương phản ngay cả trong lời nói của Tổng Giôn và thực tế. Phép tương phản đã tạo ra một giọng điệu mỉa mai là giọng chủ đạo của lời văn, mỉa mai kẻ “to nhất, mạnh nhất và hung ác nhất”, vì tiến hành chiến tranh phi nghĩa mà phải chịu thua “một xứ tương đối bé nhỏ...”.

Một ví dụ khác: “Trong bức thư gửi cho Ngô Đình Diệm, Ngài đã viết: “Ở Hoa Kỳ, chúng tôi cầu chúc cho những người đang sống dưới chế độ nô dịch nay mai sẽ được thống nhất vào Việt Nam cộng hoà...”. Nghĩa là Ngài cầu chúc miền Bắc độc lập, tự do sẽ bị đưa vào chính quyền độc tài của Ngô Đình Diệm. Như vậy là Ngài đã can thiệp vào nội trị của Việt Nam, đã làm trái với Hiến chương của Liên hợp quốc”[9]. Trong đoạn văn có hai lời xung đột nhau, lời của nhân vật (Ngài) luôn ở thế yếu, thế bị động và lời của người kể ở thế chủ động, thế vạch trần, buộc tội với tầm trí tuệ cao thể hiện ở một lập luận sắc sảo, bén ngọt không cho đối phương thoát. Người đọc sẽ cười “Ngài” là Tổng thống một siêu cường mà “ăn nói” hớ hênh, dĩ nhiên bạn đọc được dịp thích thú, hả hê trước một lập luận hết sức chặt chẽ, không thể bác bỏ của tác giả.

N.T


[1]Hồ Chí Minh toàn tập, 12 tập. Nxb Chính trị Quốc gia, 2002, tập 2, tr 106.

[2]Hồ Chí Minh toàn tập, 12 tập. Nxb Chính trị Quốc gia, 2002, tập 5, tr 364, 365.

[3]Hồ Chí Minh toàn tập, 12 tập. Nxb Chính trị Quốc gia, 2002, tập 10, tr 274.

[4]Hồ Chí Minh toàn tập, 12 tập. Nxb Chính trị Quốc gia, 2002, tập 6, tr 225.

[5]Hồ Chí Minh toàn tập, 12 tập. Nxb Chính trị Quốc gia, 2002, tập 6, tr 510.

[6]Hồ Chí Minh toàn tập, 12 tập. Nxb Chính trị Quốc gia, 2002, tập 11, tr 399.

[7]Hồ Chí Minh toàn tập, 12 tập. Nxb Chính trị Quốc gia, 2002, tập 11, tr 438.

[8]Hồ Chí Minh toàn tập, 12 tập. Nxb Chính trị Quốc gia, 2002, tập 11, tr 437.

[9]Hồ Chí Minh toàn tập, 12 tập. Nxb Chính trị Quốc gia, 2002, tập 8, tr 265.

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)