Biểu tượng hòn đá trong tác phẩm của Hồ Chí Minh

Thứ Bảy, 15/02/2020 00:29

. NGUYỄN THANH HẢI

1.Biểu tượng cho chủ nghĩa tư bản, công việc khó khăn, nặng nhọc

Ngày 23-6-1924 Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại phiên họp thứ 8 Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản. Đại hội này họp từ ngày 17-6 đến 8-7-1924 tại Matxcơva với mục đích chủ trương tăng cường công tác xây dựng các đảng cộng sản và vạch ra nhiệm vụ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, chống những phần tử phái hữu và Tờrốtkít. Nêu lại vấn đề như vậy để hiểu sâu hơn những biểu tượng thâm thuý, sâu sắc trong lời phát biểu này:

“Các đồng chí, khi các đồng chí muốn đập vỡ một quả trứng hay một hòn đá, thì các đồng chí phải nghĩ đến việc tìm kiếm một công cụ mà sức bền của nó tương xứng với sự vững chắc của đối tượng định đập tan. Tại sao các đồng chí không có sự đề phòng như vậy khi các đồng chí muốn đánh đổ chủ nghĩa tư bản? Tại sao trong những vấn đề của cách mạng các đồng chí không đem ra đối chiếu sách lược, sức mạnh của các đồng chí? Tại sao không so sánh sức mạnh và sự tuyên truyền của các đồng chí với sức mạnh và sự tuyên truyền của kẻ địch mà các đồng chí muốn chống lại và chiến thắng nó? Tại sao các đồng chí lại xem thường các thuộc địa trong lúc chủ nghĩa tư bản lại dựa vào nó để tự bảo vệ và chống lại các đồng chí?”[1]

Những ý tứ quan trọng nhất đều nằm trong những biểu tượng: “muốn đập vỡ một quả trứng hay một hòn đá, thì các đồng chí phải nghĩ đến việc tìm kiếm một công cụ mà sức bền của nó tương xứng với sự vững chắc của đối tượng định đập tan”... để dẫn đến lập luận ở câu cuối cùng là không thể bác bỏ: “Tại sao các đồng chí lại xem thường các thuộc địa trong lúc chủ nghĩa tư bản lại dựa vào nó để tự bảo vệ và chống lại các đồng chí?”.

Giặc Pháp quay trở lại xâm lược, dân ta sa vào tình cảnh: “Nhân dân ta mới thoát ách nô lệ, còn thiếu kinh nghiệm, thử thách. So sánh lực lượng địch và ta lúc đó, những kẻ nhút nhát đã thốt ra: "Kháng chiến là lấy trứng chọi với đá". Nhưng nhân dân ta, quân đội ta và Chính phủ ta vẫn kiên quyết kháng chiến, mà kháng chiến ngày càng mạnh, càng thắng”[2].

Ở một ví dụ khác Người phát triển từ thành ngữ ngụ ngôn trứng chọi đá: “Hai hòn đá cùng chọi nhau thì hai hòn cùng vỡ, hai cái trứng cùng chọi nhau thì hai cái cùng vỡ. Phải một cái cứng, một cái mềm thì khi chọi nhau một cái mới còn. Nên hai bên cùng dùng mưu trí” [3].

Ngày 21/4/1942 Bác làm bài thơ Hòn đá. Bài thơ viết theo lối ẩn dụ:

“Hòn đá to,

Hòn đá nặng,

Một người nhắc,

Nhấc không đặng,

Hòn đá to,

Hòn đá nặng,

Nhiều người nhấc,

Nhấc lên đặng”.

Bài thơ đi theo thể ba chữ rắn rỏi có thể hiểu như nhịp đi của bước chân dứt khoát. Bác đưa ra một hình ảnh “Hòn đá to, nặng” ẩn dụ cho những công việc to lớn, khó khăn. Hai khổ đầu là thế tương phản: một người và nhiều người; sự đơn lẻ, cá nhân và số đông, tập thể. Một người không thể nhấc được hòn đá nhưng nhiều người thì nhấc được. Đó là chân lý hết sức giản dị. Hòn đá dù to, dù nặng nhưng nếu có nhiều người cùng chung sức thì sẽ nhấc được; nếu công việc có khó khăn, gian khổ, nặng nề nếu nhiều người cùng chung sức, chung lòng thì tất sẽ làm được.

Phần cuối bài thơ Hòn đá là sự khẳng định sức mạnh đoàn kết thì việc gì khó cũng vượt qua:

“Biết đồng sức,

Biết đồng lòng,

Việc gì khó,

Làm cũng xong”[4]

Thượng tướng Đàm Quang Trung cứ tâm đắc mãi chỉ một câu nói của Bác Hồ mà có sức mạnh hơn cả ngàn pho sách thuyết lý: “Đoàn kết thì nhất định việc gì cũng làm được. Một người không vây bắt được con hổ nhưng có nhiều người hợp sức thì vây bắt được. Một người không bẩy được hòn đá to, nhiều người bẩy thì hòn đá to cũng phải bật”[5].

2. Hòn đá – Biểu tượng cho sự “chỉ lối”.

Hòn đá chỉ là vật vô tri nhưng lại đóng vai trò “chỉ lối” cho mọi người “Đi đúng hướng đúng phương” thì vẫn được mọi người nhớ mãi. Đó là trường hợp bài thơ Cột cây số:

“Chẳng cao cũng chẳng xa,

Không đế cũng không vương;

Một phiến đá nho nhỏ,

Đứng sừng sững bên đường;

Người nhờ anh chỉ lối,

Đi đúng hướng đúng phương;

Anh chỉ cho người biết,

Nào dặm ngắn, dặm trường;

Mọi người nhớ anh mãi,

Công anh chẳng phải thường”[6].

Bài thơ không còn nói về “hòn đá” mà nói về bài học ứng xử văn hoá: không quan trọng ở hình thức mà quan trọng ở giá trị nội dung. Là bài học về sự biết ơn, tri ân những sự vật tưởng là bình thường, nhỏ bé nhưng có ý nghĩa lớn.

Có nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi: những bài như thế thì chất thơ ở đâu? Đúng là bài thơ chỉ là sự thuật kể nên nếu cứ gò vào từng câu chữ để phân tích sẽ là sự gượng ép, gò gẫm. Phải đặt bài thơ vào bối cảnh người tù bị giải đi, cô đơn và buồn “tri âm” với cột cây số mà bật thành thơ. Đó là tình thương, là sự nhạy cảm. Là sự thấu hiểu, thấu cảm những vật tưởng như tầm thường bé bỏng. Phải có một trái tim lớn, vĩ đại và thực sự giàu tình thương, tinh tế mới có sự cảm thông ấy, hơn nữa ở đây là sự biết ơn, sự tri ân!

Những trường hợp này không có ý làm thơ nhưng lại giàu chất thơ bật toát ra từ hình tượng và sự cảm nhận ở người đọc.

---------------------------------

[1]Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000, tập 1, tr 274.

[2]Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000, tập 6, tr 420.

[3]Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000, tập 5, tr 54,55.

[4]Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000, tập 3, tr 232.

[5]. Nhiều tác giả - Bác của chúng ta. Nxb Quân đội Nhân dân, 1985. tr 118.

[6]Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000, tập 3, tr 367.

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Có nhân vật chỉ là dáng dấp của nguyên mẫu, có nhân vật là nguyên mẫu đã sống và chiến đấu cùng tôi, suốt những năm tháng ở rừng... (VŨ NGỌC THƯ)