Tác giả có nhiều đầu sách ‘Học và làm theo Bác Hồ’

Thứ Hai, 13/05/2019 10:35

Học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong nhiều năm nay. Cuộc vận động đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Một trong những người say mê, đầu tư nhiều công sức, đi sâu nghiên cứu đóng góp cho cuộc vận động bằng những tác phẩm thiết thực là PGS.TS. Trần Quang Nhiếp, nguyên Phó Tổng Biên tập phụ trách, thủ trưởng cơ quan Tạp chí Cộng sản.

Một số cuốn sách của PGS. TS. Trần Quang Nhiếp

Cuốn sách đầu tiên có thể kể đến là cuốn “Tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc” do NXB Công an nhân dân in và phát hành quý II/2006. Sách được tác giả trình bày khá sâu sắc, rõ ràng những nội dung quan trọng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và tuyên truyền tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nội dung chính của tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và vấn đề đặt ra về tuyên truyền tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; phương hướng, biện pháp nghiên cứu, tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc hiện nay.

Sau đó 2 năm, quý II/2008, NXB Công an nhân dân in và phát hành cuốn “Giá trị cơ bản về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh”. Cuốn sách được tác giả trình bày khá hệ thống với nội dung sâu sắc gồm 5 chương.

Chương I: Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng. Chương II: Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cách mạng. Chương III: Hồ Chí Minh về những nguyên tắc đạo đức cách mạng. Chương IV: Tấm gương đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh. Chương V: Tính thiết thực của học tập đạo đức Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay.

Một cuốn sách khác trong mạch nội dung này là cuốn “Báo chí viết về xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh”- là Đặc san chuyên đề số 42 do Hội Nhà báo tỉnh Hưng Yên xuất bản tháng 5/2011.

Ở đây, tác giả trình bày những nội dung cơ bản của báo chí viết về xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, gồm: Báo chí phải hiểu biết về Đảng và công tác xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Những nhận thức sâu sắc về đặc điểm của báo chí viết về xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh; xác định những nội dung báo chí viết về xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh; điều kiện cần thiết để báo chí viết về xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tới quý IV/2013, NXB Công an nhân dân tiếp tục in và phát hành cuốn “Định hướng nhận thức, hành động của ta hôm nay từ những lời dạy của Bác”.

Trong cuốn sách này, tác giả đã dày công sưu tầm, chọn lọc sắp xếp hệ thống những lời dạy quan trọng của Bác Hồ đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân; việc học và làm theo những lời dạy ân cần của Bác đối với các tầng lớp nhân dân một cách thiết thực trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

Một cuốn sách khác cũng do NXB Công an nhân dân thực hiện vào quý IV/2014 là cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân”.

Bằng sự nghiên cứu công phu, khá sâu sắc, hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân, tư tưởng của Bác về nhân dan được trình bày với các nội dung cụ thể qua các chương sách. Chương I: Sức mạnh của nhân dân; Chương II: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc; Chương III: Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn bó giữa Đảng với dân; Chương IV: Sức mạnh tư tưởng nhân dân của Hồ Chí Minh; Chương V: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong cách mạng giành độc lập giải phóng dân tộc.

Năm 2015, cuốn sách được tặng Giải thưởng Quốc gia về sách.

Cũng trong năm 2014, NXB Chính trị quốc gia in và phát hành cuốn “Những bài học nhỏ từ tư tưởng lớn Hồ Chí Minh”.

Đây là cuốn sách được tác giả giành nhiều công sức đi sâu nghiên cứu, trình bày với nội dung theo 4 phần. Phần thứ nhất - sự cần thiết phải học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh; Phần hai - xây dựng và phát huy vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam; Phần ba - xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Phần bốn - vị trí, vai trò của nhân dân.

Năm 2017, NXB Công an nhân dân tái bản lần thứ nhất cuốn “Hồ Chí Minh về tư tưởng và đạo đức” phát hành quý III. Cuốn sách được tác giả trình bày nội dung ở 5 chương chính. Chương I: Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng. Chương II: Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cách mạng; Chương III: Hồ Chí Minh về những nguyên tắc đạo đức cách mạng; Chương IV: Tấm gương đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Chương V: Tính thiết thực của học tập đạo đức Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay.

Gần đây nhất vào quý IV/2018, NXB Công an nhân dân in và phát hành cuốn “Những nội dung, phương pháp cơ bản học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Đây là cuốn sách có tính tổng kết rút ra những vấn đề cốt lõi qua quá trình nhiều năm tác giả trực tiếp tuyên truyền, nói chuyện, giảng các chuyên đề về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Cuốn sách gồm 5 phần chính. Phần I: Quán triệt sâu sắc những nội dung, yêu cầu Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị; Phần II: Những vấn đề chính về học tập, làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh; Phần II: Những vấn đề chính về đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh; Phần IV: Học tập, làm theo phong cách Hồ Chí Minh; Phần V: Phương pháp chủ yếu tuyên truyền, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Một số cuốn sách nghiên cứu lý luận và thực tiễn của PGS. TS. Trần Quang Nhiếp

Ngoài những cuốn sách viết về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, PGS.TS Trần Quang Nhiếp còn viết một số sách nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã xuất bản từ những năm gần đây.

Đó là cuốn “Phát triển quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay” do Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc phát hành năm 1997.

Nội dung cuốn sách đề cập các vấn đề như: Quan hệ xã hội và quan hệ dân tộc ở nước ta hiện nay; Những đặc điểm chủ yếu và thực trạng của quan hệ dân tộc ở nước ta hiện nay. Những yếu tố tác động và biện pháp phát triển quan hệ dân tộc ở nước ta hiện nay. Chủ yếu là yếu tố kinh tế, văn hóa, xây dựng cơ cấu xã hội - giai cấp; thực hiện dân chủ, bình đẳng tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc.

Cuốn “Nâng cao hiệu quả của báo chí trong đấu tranh chống quan liêu tham nhũng ở nước ta hiện nay” do NXB Chính trị quốc gia in phát hành tháng 10/2005.

Cuốn sách gồm 3 chương. Chương I: Báo chí với chống quan liêu tham nhũng, làm rõ nhận diện quan liêu tham nhũng, vai trò của báo chí với đấu tranh chống quan liêu tham nhũng; Chương II: Thực trạng của việc nâng cao hiệu quả báo chí trong đấu tranh chống quan liêu tham nhũng ở nước ta hiện nay; Chương III: Những biện pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả của báo chí trong đấu tranh chống quan liêu tham nhũng ở nước ta hiện nay.

Quý II/2006, NXB Công an nhân dân phát hành cuốn “Dân chủ với phát triển cộng đồng”.

Cuốn sách gồm 3 nội dung chính. Phần I: Khái quát đôi nét về dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, dân chủ với phát triển cộng đồng; Phần II: Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở qua thực tiễn cuộc sống ở nước ta hiện nay; Phần III: Vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước.

Một cuốn sách đáng chú ý khác là cuốn “Đổi mới và phát triển - những vấn đề lý luận thực tiễn” do NXB Công an nhân dân in phát hành quý II/2007.

Đây là cuốn sách mà trong đó tác giả đi sâu nghiên cứu, tổng kết một số vấn đề chính qua 20 năm đổi mới gồm 5 chương. Chương I: Nêu khái quát đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh; Chương II: Đôi nét về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; Chương III: Đổi mới - mấy vấn đề lý luận và thực tiễn; Chương IV: Về xây dựng Đảng là then chốt; Chương V: Một số vấn đề kinh tế - xã hội đặt ra.

Ngoài những cuốn sách nêu trên, PGS.TS Trần Quang Nhiếp còn là tác giả chủ biên, đồng chủ biên, viết chung hàng chục cuốn sách và nhiều bài viết, chuyên khảo, bài giảng rất phong phú, sâu sắc, sinh động về các vấn đề lý luận chủ nghĩa Marx-Lenin; về xây dựng Đảng, về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về các vấn đề chính trị - xã hội khác.

Nguồn: Cổng TTĐT Chính phủ

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)