Cửa sổ văn nghệ

Phong tục đón tết Nguyên đán ở một số nước Châu Á

Thứ Sáu, 20/02/2015 09:05

VNQĐ online: Ở một số nước châu Á, ngày Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn nhất trong năm, đánh dấu sự kết thúc của mùa đông lạnh giá bước sang năm mới, xuân mới với nhiều tài lộc, may mắn.

Trung Quốc

Cũng như Việt Nam và các nước Châu Á khác, Tết Nguyên Đán là ngày Tết quan trọng nhất của người Trung Hoa, được tính theo âm lịch.  Tết này còn có tên gọi là Xuân Tiết, đánh dấu sự kết thúc của mùa đông và khởi đầu mùa xuân mới. Thời điểm giao mùa này khác với cách tính của phương Tây vì nó được tính theo lịch âm.Tết được tính từ ngày đầu tiên của tháng âm lịch đầu tiên và kết thúc vào ngày tổ chức lễ hội đèn lồng rằm tháng giêng. Đêm giao thừa của Trung Quốc, ngày sum họp gia đình, được gọi là đêm Trừ Tịch với “trừ” nghĩa là thay đổi, hoán đổi và “tịch” là đêm, “trừ tịch” nghĩa là “đêm của sự thay đổi”, "đêm của thời khắc giao thời”.

Bánh ngày Tết đáng chú ý của người Trung Quốc là bánh tổ (Nian Gao) được làm từ gạo nếp, cùng với đường và một chút gừng tươi, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững. Đó cũng là loại bánh đặc biệt phổ biến trong dịp năm mới, không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống của người Trung Quốc.

Hàn Quốc

Tết Nguyên Đán ở Hàn Quốc là một trong hai lễ hội lớn nhất trong năm cùng với Tết Trung Thu. Câu chúc Tết phổ biến của người Hàn Quốc là: “Say hay boke-mahn he pah du say oh”, có nghĩa “Mong nhiều phúc lành năm mới sẽ đến với bạn”. Tết âm lịch ở Hàn Quốc chính thức bắt đầu tính từ 1/1 âm lịch, nhưng trên thực tế, không khí Tết đã tràn ngập từ những ngày cuối năm.

Vào ngày 30 Tết, các gia đình đều đã dọn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Buổi tối trước giao thừa, họ thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Các thanh tre được đốt trong nhà lúc giao thừa để xua đuổi tà ma. Đêm giao thừa không ai ngủ vì theo truyền thuyết, nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy.Trong những ngày này, nhà nào cũng treo Bok jo ri (cái xẻng bằng rơm dùng hốt thóc gạo rơi vãi) ngoài cửa với mong muốn nhận được phúc lộc quanh năm.

Niềm vui ngày Tết ở Hàn Quốc không thể trọn vẹn nếu thiếu món tteokguk (canh bánh gạo). Canh được làm bằng cách nấu nhiều lát bánh gạo với niềm tin sẽ đem lại nhiều may mắn trong tương lai. Sau nghi lễ, mọi người sẽ cùng nhau ăn những món ăn vừa được dâng lên tổ tiên như: galbijjim (sườn om), japchae (miến trộn rau), bánh xèo, hangwa (bánh mứt kẹo truyền thống) và nhiều món ăn khác được làm từ các loại rau, thịt, cá…Vào những ngày Tết, mọi người đều mặc trang phục truyền thống Hanbok hoặc chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất đề hành lễ thờ cúng tổ tiên.Với trẻ em Hàn Quốc, Tết còn là dịp chúng được thỏa sức tham gia vào các trò chơi dân gian tổ chức tại những nơi công cộng như: kéo co, thả diều, bập bênh, yutnori (di chuyển các quân cờ trên bàn cờ, lấy gậy làm xúc xắc), tubo (ném mũi tên vào bình), jegichagi (đá cầu)… Hầu hết những trò chơi, lễ hội văn hóa trong ngày Tết đều dành cho trẻ em. Tuy nhiên, cha mẹ các em và du khách đều có thể tham gia một cách vui vẻ.

Singapore

Ngày 23 tháng chạp, người Singapore đốt hình nhân Táo để tiễn ông Táo về trời. Môi của ông Táo được quết mật ong, đường và rượu ngọt để ông chỉ báo cáo những điều tốt đẹp với Ngọc Hoàng. Nhà cửa được quét dọn sạch sẽ để đón chào những điều may mắn đến trong năm mới. Người người xúm xít quần áo mới đi chúc tết họ hàng và người quen. Trẻ em tíu tít vì được nhận quà bánh và bao lì xì. Những ngày này, người ta hay trao nhau những trái quýt căng mọng, ngọt ngào vì quýt chính là biểu tượng của sự may mắn. Tất cả những tặng vật đều có cặp có đôi, vì người dân Singapore tin rằng số lẻ là biểu tượng của sự không may, không tốt lành.

Điểm nhấn cho Tết Âm lịch của người Singapore là bữa cơm đoàn viên đêm giao thừa. Dù bận rộn với trăm công ngàn việc, mọi người vẫn cố gắng sắp xếp để về nhà quây quần bên mâm cơm nóng hổi. Món ăn quen thuộc của người dân Singapore vào dịp tết là "juan he", "peng cai" hay "yu sheng". "Juan he" của xứ sư tử biển chính là bánh mứt, trái cây khô như ngày tết ở Việt Nam, tượng trưng cho hòa bình, hòa hợp và thống nhất. "Peng cai" là món lẩu gồm nhiều món cao lương mỹ vị như hải sâm, bào ngư, sò điệp, vi cá, nhân sâm..., tượng trưng cho sự sung túc và giàu có của người dân.

Mông Cổ

Tết ở Mông Cổ, Tsagaan Sar (Tết Tháng Trắng ), rơi vào ngày đầu năm theo âm lịch của người Mông Cổ và kéo dài 3 ngày. Ngày tết cổ truyền này ở Mông Cổ được gọi là tết Tsagaan Sar, (tết Tháng Trắng), đây là một trong haingày tết quan trọng nhất và được chờ đợi nhất ở nước này (ngày tết còn lại là tết Naadam vào tháng 7).

Đối với người Mông Cổ, Tsagaan Sar không chỉ là một ngày lễ cổ truyền báo hiệu kết thúc một mùa đông dài lạnh lẽo để đón chào một mùa xuân mới, mà nó còn là thời điểm cho việc quây quần sum họp gia đình và thắt chặt những mối quan hệ trong xã hội.

Vào ngày 30 tháng Chạp, người dân Mông Cổ tập trung dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, cũng trong ngày này, người Mông Cổ cố gắng giải quyết rốt ráo mọi vấn đề và trả mọi khoản nợ nần. Đồng thời mọi người cùng “rửa sạch” cả thể xác lẫn tâm hồn để đón chào một sự khởi đầu mới tốt đẹp hơn. Cùng với đó họ còn có nghi thức rửa sạch chén bát với sữa ngựa. Đêm tối Bituun, mọi thành viên trong gia đình đều tụ tập bên nhau để tiễn đưa năm cũ và đón giao thừa.

Đình Phương Tổng hợp

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)