Cửa sổ văn nghệ

Dựng vở cải lương 'Hừng đông' chào mừng ĐH Đảng toàn quốc

Thứ Ba, 05/01/2016 09:50
Vở cải lương "Hừng đông" - tác phẩm tái hiện cuộc đời của nhà cách mạng Phan Đăng Lưu là công trình văn hóa ý nghĩa chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
 
Họp báo tổng duyệt và công diễn vở cải lương "Hừng đông" 

Tác giả kịch bản, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ cho biết, lý do ông chọn tái hiện hình ảnh của nhà cách mạng Phan Đăng Lưu bởi đây là một trí thức tiêu biểu xuất sắc của Đảng và nhân dân ta, đã sống, chiến đấu, hy sinh vì lý tưởng cách mạng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc nhân dân.

Vở diễn gồm các cảnh: Cảnh 1, Quê nhà: Phan Đăng Lưu lúc này là nhân viên Trại tơ tằm Thanh Ba, Phú Thọ về thăm nhà. Cảnh này nêu bật trí thông minh, bản lĩnh, hoài bão của Phan Đăng Lưu; truyền thống văn hóa, yêu nước của gia đình Phan Đăng Lưu và quê hương ông.

Cảnh 2, Vinh, Nghệ An: Phan Đăng Lưu từ bỏ vị trí một viên chức trong bộ máy của chính quyền thực dân, trở thành nhà hoạt động cách mạng.

Cảnh 3, Huế: Hoạt động cách mạng của Phan Đăng Lưu ở Huế.

Cảnh 4, Nhà đày Buôn Ma Thuột: Phan Đăng Lưu trong nhà tù Buôn Ma Thuột (1929-1936).

Cảnh 5, Tòa Khâm sứ Trung Kỳ: Phan Đăng Lưu chỉ đạo đấu tranh nghị trường, báo chí, văn hóa, tư tưởng ở Huế (1936-1939).

Cảnh 6, Nam Kỳ: Nam Kỳ sục sôi chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa.

Cảnh 7, Hội nghị Trung ương ở Đình Bảng: Phan Đăng Lưu ra Bắc, dự Hội nghị tái lập Ban chấp hành Trung ương Đảng, xin chủ trương đình hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ.

Cảnh kết, Hừng đông: Phan Đăng Lưu bị địch bắt ngay khi về đến Sài Gòn, khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra trong khí thế cách mạng ngút trời của quần chúng; kẻ thù đàn áp hết sức dã man; Phan Đăng Lưu cùng nhiều chiến sỹ cách mạng ưu tú ngã xuống trước hừng đông của độc lập, tự do…

"Hừng đông" có sự đầu tư quy mô với ê kíp thực hiện gồm nhiều nghệ sĩ tên tuổi: Tác giả chuyển thể cải lương Hoàng Song Việt; đạo diễn NSƯT Triệu Trung Kiên; âm nhạc NSƯT Trọng Đài; thiết kế mỹ thuật họa sỹ Doãn Bằng; chịu trách nhiệm cổ nhạc NSƯT Hoàng Đạt, Sỹ Hùng; thể hiện ca khúc NSƯT Mai Hoa và chỉ đạo nghệ thuật Quyền Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam Nguyễn Xuân Vinh... 

Vở diễn sẽ có sự góp mặt của dàn nghệ sĩ tài năng của Nhà hát Cải lương Việt Nam. Trong đó, NS Quang Khải sẽ vào vai Phan Đăng Lưu, NS Thu Hiền vào vai Nguyễn Thị Danh, NS Như Quỳnh vào vai Nguyễn Thị Vịnh (Nguyễn Thị Minh Khai)...

 
Phan Đăng Lưu sinh ngày 5/5/1902 ở thôn Đông, xã Hoa Thành (trước là Tràng Thành), huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Từ bỏ cuộc sống của một viên chức trong bộ máy chính quyền thực dân, ông tham gia Hội Phục Việt, rồi trở thành đảng viên Đảng Tân Việt, trở thành cán bộ lãnh đạo chủ chốt của đảng này. Sau đó ông trở thành cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam), được giao trọng trách Ủy viên Xứ ủy Trung Kỳ (từ 1936), Ủy viên Ban Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ (3-1937), Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (1937-1940).

Nguồn: Cổng TTĐT Chính phủ (Nguyệt Hà)
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)