Cửa sổ văn nghệ

Giáng Sinh ở Đức

Thứ Tư, 09/12/2015 00:02
Theo Kitô giáo, Chúa Jesus sinh tại Bethlehem xứ Judea nước Do Thái thuộc đế quốc La Mã (nay thuộc Palestine) khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2. Lễ Giáng Sinh (Thiên Chúa giáng sinh, Noel hay Christmas) thường được cử hành chính thức ngày 25.12, nhưng bắt đầu từ tối 24.12 vì theo lịch Do Thái, một ngày được tính từ lúc hoàng hôn chứ không phải sau nửa đêm. ĐBND giới thiệu một số nét đặc biệt về Giáng Sinh ở Đức.

Giáng Sinh bắt đầu trước Giáng Sinh

 

Ở Đức, Giáng Sinh bắt đầu từ mùa Vọng (bốn tuần lễ trước Giáng Sinh). Lịch mùa Vọng là món quà ý nghĩa, gồm 24 (hoặc 25) ô tượng trưng cho 24 ngày (từ 1.12 đến 24.12), đếm ngược đến Giáng Sinh, thường mỗi ô có một thỏi kẹo chocolate. Một số người tự làm lịch cho bản thân hoặc gia đình.

Thánh Nick chứ không phải ông già Noel

 

Hãy làm sạch giầy, vì giầy có thể đựng đầy chocolate sáng ngày 6.12. Đó là ngày thánh Nikolaus, quan trọng như lễ Giáng Sinh. Nhiều quốc gia trông chờ ông già Noel (Santa), còn nước Đức mong đợi thánh Nick. Ngài không chui qua ống khói.

Quà của Chúa Jesus

Không phải thánh Nikolaus hoặc ông già Noel tặng quà trẻ em Đức vào đêm Giáng Sinh. Thay vào đó là Christkind, mô phỏng Chúa trong vóc dáng nữ thiên thần vàng.

Quà sớm

 

Ở Đức, quà Giáng Sinh được chia sẻ và mở vào đêm 24.12 chứ không phải sáng 25.12 như nhiều nơi khác. Đêm Noel, các gia đình chỉ ăn nhẹ, ít nấu nướng để dành thời gian cho những món quà. Cả ngày 25.12, họ sẽ tưng bừng tiệc tùng.

Say sưa

 

Suốt mùa Vọng, sau giờ làm việc, người Đức thường tụ tập ở các chợ Giáng Sinh địa phương để uống Glühwein là hỗn hợp rượu trái cây đỏ, đường và gia vị được hấp nóng, khá ngọt ngào và dễ say: uống chậm, từng ngụm nhỏ nếu muốn tìm đường về nhà.

Gấp gáp với chocolate, chậm rãi với cây

 

Đón Giáng Sinh sớm với lịch mùa Vọng và kẹo chocolate, nhưng người Đức không dựng và trang trí cây Noel truyền thống trước đêm Giáng Sinh 24.12. Cây thông Noel, thường gọi là Tannenbaum hoặc Weihnachtsbaum, luôn được giữ đến đầu tháng giêng.

Lửa

 

Người Đức nổi tiếng cẩn trọng và an toàn cao, nhưng không áp dụng với cây Noel. Không chỉ gắn bóng thủy tinh màu đỏ và vật trang trí bằng gỗ, còn có những ngọn nến đỏ hoặc trắng mỏng mảnh, thậm chí có cả pháo. 

Tích trữ

 

Lễ Giáng Sinh ở Đức không kéo dài một ngày mà là ba. Một số cửa hàng còn mở cửa sáng ngày 24.12, tất cả đóng cửa ngày 25 và 26.12. Do đó, phải tích trữ thực phẩm trước ngày 23.12, trừ khi tự tin vào nguồn dự trữ chocolate suốt mùa Vọng.

Không phải vội vàng

 

Ở một số nước, sau kỳ nghỉ, người ta vội vàng đến các trung tâm để đổi thẻ quà tặng hoặc trả những món quà không như ý. Tại Đức, cửa hàng mở cửa trở lại vào ngày 27.12, nhưng doanh thu không lớn, và thẻ quà tặng không phải món quà Giáng Sinh phổ biến, vì vậy người Đức rất thoải mái sau lễ.

Hát ca

 

Mùa Giáng Sinh bắt đầu từ mùa Vọng cuối tháng mười một đến lễ chính kéo dài ba ngày. Thực tế, Giáng Sinh ở Đức chưa kết thúc cho đến lễ Hiển linh (Epiphany) hoặc lễ Ba Vua (Three Kings’ Day) ngày 6.1. Trẻ em ăn mặc giống như ba nhà thông thái đã tìm thăm Chúa Jesus nơi máng cỏ hang lừa trong Kinh Thánh, và đi đến từng nhà đồng ca những bài hát truyền thống.


Nguồn: Đại biểu nhân dân (Tri Sơ tổng hợp)
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)