Cửa sổ văn nghệ

Nét đẹp của gốm Nhật Bản

Thứ Tư, 09/11/2016 14:46
chu phoong arial moi copy - Sau thời gian trưng bày tại TP Hồ Chí Minh, Triển lãm “Gốm sứ Nhật Bản: Thế hệ trở mình từ những lò nung truyền thống” sẽ có mặt tại Hà Nội từ ngày 18/11 – 4/12 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội. 
 
j
Một số hiện vật trưng bày tại triển lãm
 
Theo Ban tổ chức, nghệ thuật gốm sứ phát triển hưng thịnh ở Nhật Bản cũng như ở một vài quốc gia khác. Bên cạnh việc Nhật Bản sở hữu số lượng lớn thợ gốm và nghệ nhân gốm, phần đông cư dân tại Nhật Bản còn có kiến thức sâu rộng và biết thưởng thức loại hình nghệ thuật này. Ngoài việc sản xuất các sản phẩm gốm sứ ứng dụng phục vụ cho mục đích thương mại, các nghệ nhân còn mong muốn làm ra các tác phẩm với nhiều loại hình và cho nhiều mục đích khác nhau. Một số nghệ nhân chủ yếu làm ra các dòng sản phẩm có công năng thực tế, một số khác sáng tạo dựa trên kỹ thuật và hình dạng truyền thống, nhưng vẫn có một số nghệ nhân, bỏ qua yếu tố ứng dụng thực tế, để đào sâu sáng tạo với những hình thức mới và thử nghiệm với đất sét. 

Các tác phẩm của các nghệ nhân này được chọn lựa để mang đến triển lãm lần này. Những tác phẩm lần này là minh họa cho đặc điểm của gốm Nhật ngày nay, cũng như cho người xem thấy được những nỗ lực trong việc tìm tòi cái mới của các nghệ nhân. Những tác phẩm này đều do các nghệ nhân thế hệ mới của gốm sứ Nhật Bản, những người trong những năm gần đây đã có những tác phẩm đáng chú ý.

35 nghệ nhân góp mặt với các tác phẩm đặc sắc của họ mong muốn giúp người xem hiểu thêm về xu thế hiện tại cũng như hướng đi tương lai của gốm sứ Nhật Bản.

PV
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)