Triển lãm đang diễn ra và kéo dài đến ngày 12/10/2019 tại Di tích Quốc gia Đặc biệt Văn Miếu Quốc Tử Giám, 58 Quốc Tử Giám, Hà Nội.
Seoul năm 1988 - Ảnh: BTC cung cấp
Triễn lãm cũng đồng thời được trưng bày đến ngày 30/10/2019 tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, 49 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Với 62 tác phẩm ảnh, triển lãm thể hiện góc nhìn của 12 nghệ sĩ nhiếp ảnh về các xung đột giữa truyền thống và hiện đại, kéo theo đó là sự phá hủy và xây dựng mới của thành phố Seoul – thủ đô đất nước Hàn Quốc. Nói cách khác, dáng vẻ của thành phố Seoul khổng lồ với các xu hướng phát triển khác biệt cùng tồn tại và xung đột trong giai đoạn từ những năm cuối thập niên 60 – thời điểm mà người dân Hàn Quốc ai ai cũng ngân nga “Bài ca Seoul”.
Các tác tập trung vào việc mô tả những khổ đau mà hiện đại hóa mang lại thấm đẫm trong “Bài ca Seoul” và nếp gấp của lịch sử hiện đại hằn sâu vào siêu đô thị quốc tế hơn 10 triệu dân này bằng thứ ngôn ngữ ảnh giàu cảm xúc và lý trí.
Dù bị cuốn theo sự thay đổi chóng mặt của thành phố, các tác giả vẫn chọn cách đối diện với mặt trái của “Bài ca Seoul”, bộ mặt thật của thành phố đằng sau quá trình phát triển mạnh mẽ. Triển lãm lần này mang đến cho người xem cơ hội được du hành về với Seoul xưa – một Seoul chưa biến mất quá nhanh và quá nhiều.
PV
VNQD