Dòng chảy

Nhà văn Nguyễn Bình Phương và nhà văn Nguyễn Một được trao Giải thưởng Nhà văn Đông Nam Á

Thứ Năm, 28/11/2024 18:09
Giải thưởng Nhà văn Đông Nam Á được đánh giá là một trong những sự kiện văn học uy tín nhất của khu vực nhằm tôn vinh các tác phẩm của các nhà thơ và nhà văn đương đại đến từ các nước ASEAN.

Tin từ TTXVN tại Bangkok, hai nhà văn Việt Nam là Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Một đã vinh dự được nhận Giải thưởng Nhà văn Đông Nam Á (S.E.A Write Award) năm 2022-2023 do Hoàng gia Thái Lan và Hội Nhà văn Thái Lan tổ chức dành cho các nhà văn, nhà thơ xuất sắc của các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Tiệc Gala vinh danh các tác giả được trao giải đã được tổ chức trang trọng tại Khách sạn W Bangkok tối 25/11, với sự tham dự của 17 nhà văn, nhà thơ được giải đến từ 9 quốc gia Brunei, Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Việt Nam và Thái Lan, cùng đông đảo khách mời là ngoại giao đoàn, giới học giả và những người yêu văn học nghệ thuật Đông Nam Á.

Nhà văn Nguyễn Bình Phương (sinh năm 1965, quê Thái Nguyên) được trao Giải thưởng nhà văn Đông Nam Á 2022 với tiểu thuyết “Một ví dụ xoàng” từng được Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2021. Ông hiện là Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Được ví là người đi chắc cả 2 chân tiểu thuyết và thơ trên con đường văn chương, nhà văn Nguyễn Bình Phương đã xuất bản 6 tiểu thuyết, trong đó có “Những đứa trẻ chết già” “Mình và họ” cùng 5 tập thơ, trong đó có “Buổi câu hờ hững.” Các tác phẩm của ông đã được dịch ra các tiếng Anh, Pháp, Hàn Quốc.

Nhà văn Nguyễn Bình Phương (thứ ba từ phải sang) cùng nhà văn các nước nhận giải Nhà văn Đông Nam Á năm 2022. - Ảnh: TTXVN
 
 
 

Nhà văn Nguyễn Một (sinh năm 1964, quê Quảng Nam) được trao Giải thưởng văn học Đông Nam Á 2023 với tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” từng được Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2023 và Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Đồng Nai.

Ông là tác giả của gần 20 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau, bao gồm cả tiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu thuyết ngắn, bút ký, kịch bản phim tài liệu…

Các tác phẩm đáng chú ý của Nguyễn Một có “Trước mặt là dòng sông” từng được giải thưởng truyện ngắn hay tuần báo Văn nghệ Hội nhà văn tháng 5/2002; “Đất trời vần vũ” (tiểu thuyết được dịch sang tiếng Anh và lưu trong Thư viện Quốc hội Mỹ) và “Ngược mặt trời” (Giải thưởng Trịnh Hoài Đức năm 2017).

Nhà văn Nguyễn Một (ngoài cùng bên phải) cùng nhà văn các nước tại nhận giải Nhà văn Đông Nam Á năm 2023. - Ảnh: TTXVN

Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Bangkok, nhà văn Nguyễn Một cho rằng ý nghĩa to lớn của giải thưởng văn học này là thông qua văn học, con người ta gần gũi nhau hơn, hiểu nhau hơn và có những giao lưu văn hóa hòa đồng với nhau.

Nhà văn Nguyễn Một mong rằng Việt Nam cũng sẽ có một giải thưởng dành cho các nhà văn trong khu vực để có cơ hội giao lưu về văn hóa, và đặc biệt là văn học.

Được đánh giá là một trong những sự kiện văn học uy tín nhất của khu vực, Giải thưởng Nhà văn Đông Nam Á được Hoàng gia Thái Lan khởi xướng vào năm 1979 để ghi nhận và tôn vinh các tác phẩm của các nhà thơ và nhà văn đương đại đến từ các nước ASEAN.

Qua 43 lần tổ chức, Giải thưởng Nhà văn Đông Nam Á hiện nay được đại diện đầy đủ bởi tất cả 10 nước ASEAN.

TRẦN ANH THƯ (Báo Văn nghệ)

 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)