Dòng chảy

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 1015 (cuối tháng 6/2023)

Thứ Sáu, 16/06/2023 22:15

 “Tôi không phải là người bốc đồng. Mọi người hay mặc định rằng nghệ sĩ thì hay ngẫu hứng thế này thế nọ… Tôi là người cực kì ngăn nắp và chủ động. Tôi chỉ bay bổng trong lúc viết, sáng tác, chứ trong cuộc sống hết sức lí trí…”

Đó là những chia sẻ của nhà báo, đạo diễn Nguyễn Bông Mai, là ca sĩ, cựu thành viên nhóm nhạc Con gái nổi tiếng thập niên 90. Chị từng làm việc nhiều năm ở truyền hình VTV, quản lí trung tâm sản xuất nội dung Giáo dục và Giải trí VTVcab. Là người dám rời bỏ công việc ổn định để theo đuổi những dự án mà mình đam mê. Bài trò chuyện mang tên Tôi muốn được đi đó đây để học từ cuộc sống sẽ mở đầu tạp chí số 1015.

Phần Văn xuôi có các truyện ngắn: Đĩa bay của Hiền Trang, Bên dòng Mòn Mỏi của Tống Phước Bảo, Ngày chiêm bao tóc rối của Thu Trân; bút kí Tây Nam biên viễn của Trương Chí Hùng; tản văn “Ai… cóc… đê!” của Hoàng Kim Ngọc.

Đĩa bay dẫn người đọc chìm sâu vào miền kí ức của những người già trong trại dưỡng lão. Mỗi người sẽ mang đến những kí ức dằng dặc của đời mình, kí ức ấy được hình thành bởi góc nhìn, bởi ứng xử của họ trong quá khứ. Qua thời gian, kí ức đó sẽ lại hình thành nên một đời sống khác…

Bên dòng Mòn Mỏi khắc hoạ sâu sắc và đầy màu sắc đời sống của những con người sống bên dòng kinh Mòn Mỏi. Vùng đất giáp biên giới ấy đã sinh ra, cưu mang biết bao thân phận. Dòng kinh ấy đã chứng kiến biết bao cuộc ra đi; dòng kinh đó cũng đón đợi bao sự trở về, bao cuộc hội ngộ đầy xúc động.

Ngày chiêm bao tóc rối ám ảnh người đọc bởi những lựa chọn của các nhân vật. Kiếp người nhiều nỗi éo le, có những lựa chọn đem đến sự giải thoát cho người này nhưng sẽ là dằn vặt với người khác. Thật may, sự cao tay của nhà văn đã tạo nên ngả đường khác cho những điều tưởng như bế tắc…

Phần Thơ với sự xuất hiện của các tác giả: Trần Quang Đạo, Phạm Trọng Thanh, Đỗ Thượng Thế, Trần Thanh Dũng, Trần Lê Anh Tuấn, Hoàng Thuỵ Anh, Đào An Duyên, Lê Vi Thuỷ, Phạm Tấn Dũng, Thy Nguyên. Mỗi tác giả đem đến một diện mạo tươi mới, sức vóc, tiềm năng. Mỗi người viết là một giọng điệu, một phong cách… và là một sự khẳng định riêng về cái tôi sáng tạo.

“Thơ trong những tập thơ” là bài viết Người ngồi đó ôm nỗi nhân gian của Lý Uyên giới thiệu thi tập Ta thương người lắm mà không nói của Trương Công Tưởng.

Văn học nước ngoài giới thiệu truyện ngắn Trụ cột của gia đình của nhà văn Frank O’Connor.

Phần Bình luận văn nghệ với sự tham gia của các tác giả: Quyên Gavoye, Kim Mai, Nguyễn Hoàng Diệu Thuỷ, Hoài Nam, Mai Anh Tuấn, Trung Sỹ.

“Trại sáng tác”, chỉ riêng cụm từ nhỏ thôi cũng đủ làm cho những người ngoại giới tò mò. Nó như thế nào? Hoạt động ra sao? Mục đích là gì? Sự tò mò không chỉ dành cho các độc giả Việt Nam mà ngay cả các độc giả ở các nước khác trên thế giới. Bài viết Trại sáng tác văn học - một kinh nghiệm từ Pháp sẽ phần nào giải đáp cho bạn đọc câu chuyện thú vị này.

Không dễ dàng để phán xét theo kiểu đúng hay sai, bất nhẫn hay hợp lí, với những gì mà Má Thị Di, nhân vật chính trong bộ phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương (2021), từng đối mặt và sống trải. Câu chuyện của Di, tương tự như đời sống tộc người thiểu số nơi núi rừng chìm khuất dưới làn sương, ẩn chứa khá nhiều lớp vách ngăn mờ đục đòi hỏi phải nỗ lực quan sát, tìm hiểu, lắng nghe trên nền tri thức bản địa vốn dĩ cũng phức tạp. Bài viết "Những đứa trẻ trong sương" - thế lưỡng nan của câu chuyện sẽ có những bình luận sâu sắc về vấn đề này.

Bên cạnh đó là những bài viết ấn tượng về những vấn đề của văn học, nghệ thuật đang được công chúng quan tâm.

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 1015 dày 120 trang dự kiến sẽ phát hành ngày 20/6/2023. Thân mời các bạn đón đọc!

Văn

Nguyễn Mạnh Hùng

Nhà báo, đạo diễn Nguyễn Bông Mai: Tôi muốn

được đi đó đây để học từ cuộc sống

Hiền Trang

Đĩa bay

Trương Chí Hùng

Tây Nam biên viễn

Hoàng Kim Ngọc

“Ai… cóc… đê!”

Tống Phước Bảo

Bên dòng Mòn Mỏi

Thu Trân

Ngày chiêm bao tóc rối

 

Thơ

Trần Quang Đạo

Mẹ; Thái Nguyên ơi…; Trên ngọn đồi

Phạm Trọng Thanh

Đêm thật trăng; Cánh đồng chim biển bay

Đỗ Thượng Thế

Vậy thôi, bao nhiêu cho hết; Vừa đi vừa niệm

Trần Thanh Dũng

Trương nở tự do; Tiếng sếu Tam Nông; Tráng sĩ

Trần Lê Anh Tuấn

Mưa Xuân Lãnh; Buổi chiều

Lý Uyên

Người ngồi đó ôm nỗi nhân gian (Đọc Ta thương người lắm

mà không nói của Trương Công Tưởng)

Hoàng Thụy Anh

Nơi này, con đã thuộc về; Tái sinh

Đào An Duyên

Vẽ chiều; Nghĩa trang ngày nắng

Lê Vi Thủy

Mưa đầu mùa

Phạm Tấn Dũng

Lững thững thung ngàn

Thy Nguyên

Mùa đông

 

Văn học nước ngoài

Frank O’Connor

Trụ cột của gia đình (Trần Ngọc Hồ Trường dịch từ “50 great Short Stories”, Bantam Book, New York, 2005)

 

Bình luận văn nghệ

Quyên Gavoye

Tờ Le Paria và Tổng biên tập Nguyễn Ái Quốc

Kim Mai

Trại sáng tác văn học - một kinh nghiệm từ Pháp

Nguyễn Hoàng Diệu Thủy

Cầm bút lên - tiếng gọi vang mùa hè của chú Dế Mèn

Hoài Nam

Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa ngâu hay

chủ nghĩa hiện thực thậm phồn của Hồ Anh Thái

Mai Anh Tuấn

Những đứa trẻ trong sương - thế lưỡng nan của câu chuyện

Trung Sỹ

Lòng dũng cảm và đức hi sinh của người lính

chẳng thể nào hư cấu được

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)