“…Con người và vũ khí trang bị là 2 nhân tố trọng yếu tạo nên sức mạnh chiến đấu của mọi đội quân trên thế giới, trong đó vũ khí trang bị giữ vai trò vô cùng quan trọng. Với Việt Nam, một đất nước nhỏ bé, nhưng trong suốt chiều dài lịch sử chiến tranh vệ quốc của mình, phải đương đầu với rất nhiều đế quốc hùng mạnh trên thế giới có tiềm lực quân sự mạnh hơn rất nhiều, vũ khí trang bị hiện đại hơn rất nhiều; thì việc tìm tòi chế tạo, cải tiến sử dụng vũ khí trang bị phù hợp với điều kiện thực tế đất nước mình nhưng vẫn đạt hiệu quả cao nhất trong các trận đánh là điều hết sức hiển nhiên…”
Đó là những chia sẻ của Trung tướng Trần Duy Hưng, Chính ủy Tổng cục Kỹ thuật. Tạp chí sẽ mở đầu với bài đối thoại mang tên Người lính kĩ thuật tỉ mỉ, nguyên tắc nhưng luôn tìm tòi, sáng tạo.
Phần Văn xuôi với các truyện ngắn: Chứng nhân của Nguyễn Quốc Hùng, Nước lớn triền đê của Ngô Tú Ngân, Người về Hồng Ngự của Hồ Tĩnh Tâm.
Chứng nhân khắc họa chân dung những người lính trong cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Can trường kiên trung trong chiến đấu, nặng tình với đồng đội, chính trực tự trọng trong đời sống, những phẩm chất ấy đều hiện diện trong con người Định. Nhưng phía sau nhưng phẩm chất ấy là bao nhiêu mất mát, bao nhiêu câu hỏi day dứt người đọc không thôi.
Nước lớn triền đê cuốn người đọc vào nỗi éo le của người phụ nữ mất chồng, một mình vò võ với sự cô đơn, thương nhớ. Truyện khai thác tâm lí nhân vật sâu sắc, giọng văn dung dị, xúc động. Kết truyện bất ngờ gây ấn tượng cho người đọc.
Người về Hồng Ngự lại là câu chuyện nghĩa tình đồng đội của những người lính đã trải qua kháng chiến chống Mĩ nơi chiến trường Nam Bộ. Kí ức đã neo giữ họ ở lại với nhau, đi tìm nhau cho dẫu là bắc nam vời vợi, cho dẫu là âm dương cách biệt. Truyện vừa chân thực, vừa huyền ảo tạo sự nhiều hấp dẫn.
Kí Dưới mưa bom năm ấy của Chu Xuân Chí là những khốc liệt, đau thương, bi hùng về thời kì B52 rải thảm Hà Nội, bên cạnh đó là tản văn Làng ơi của Trần Mạnh Hảo.
“Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” giới thiệu tác phẩm Nhau của núi của Nguyễn Văn Toan.
Phần Thơ với sự góp mặt của các tác giả: Vũ Quang Trạch, Lê Trọng Nghĩa, Phạm Ánh Sao, Lê Thành Nghị, Huỳnh Thị Quỳnh Nga, Ngô Mậu Tình, Tạ Bá Hương, Trương Thị Bách Mỵ, Đoàn Hữu Nam, Mai Tuyết, Lê Mỹ Ý, Trần Huy Minh Phương, Nguyễn Đăng Độ, Trần Ngọc Mỹ, Nguyễn Kim Lan, Đình Giao, Nguyễn Văn Biên.
Sự đa dạng trong đề tài, đa thanh, đa sắc trong giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ chính là điểm mạnh của phần thơ số này. Nhiều tác phẩm ấn tượng, có chiều sâu và đề tài phong phú. Bên cạnh những thi phẩm dạt dào cảm hứng về lịch sử đất nước, chiến tranh người lính là những suy tư về thế sự, tình yêu đôi lứa, tình yêu con người và những rung cảm đặc biệt trước đời sống… Cùng với sự vận động của đời sống, thơ ca hôm nay luôn mang đến những hơi thở tươi mới, trẻ trung nhưng cũng nhiều sâu lắng và trăn trở.
“VNQĐ giới thiệu” là chân dung tác giả trẻ Vĩ Hạ cùng chùm thơ ấn tượng của anh.
Phần Bình luận văn nghệ có sự góp mặt của các tác giả: Lê Hương Thủy, Nguyễn Đăng Điệp, Bùi Cẩm Hà, Lê Anh Phong, Trịnh Khánh Hà, Triệu Phong.
Nhìn từ không gian sống, viết và xuất bản, có thể thấy sự hiện diện của những người viết từ trong nước đến hải ngoại, từ miền xuôi đến miền ngược; từ những người viết xuất hiện ở chặng đường trước Đổi mới, những năm đầu Đổi mới đến những cây bút mới có tác phẩm vào những thập niên đầu thế kỉ XXI. Vài phác họa về truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XXI sẽ có những góc nhìn riêng về giai đoạn này.
“…Nửa thế kỉ đã đi qua, vẫn còn những khoảng trống cần lấp đầy. ‘Ở giữa họ còn mênh mang một khoảng trống mất mát. Khoảng trống tên là Hương’.” Bài viết “Hương” của tình tự dân tộc giới thiệu cuốn tiểu thuyết Hương của Nguyễn Thụy Kha.
Cũng trong phần này, chúng ta sẽ đọc và gặp những bài viết, những nhân vật, những nghiên cứu thú vị và sâu sắc về các vấn đề đáng quan tâm của văn học nghệ thuật hôm nay.
Tạp chí VNQĐ số 1014 dày 120 trang dự kiến sẽ phát hành ngày 5/6/2023. Thân mời các bạn đón đọc!
Văn
PV
Người lính kĩ thuật tỉ mỉ, nguyên tắc nhưng luôn tìm tòi, sáng tạo
Nguyễn Quốc Hùng
Chứng nhân
Chu Xuân Chí
Dưới mưa bom năm ấy
Nguyễn Văn Toan
Nhau của núi
Trần Mạnh Hảo
Làng ơi!
Ngô Tú Ngân
Nước lớn triền đê
Hồ Tĩnh Tâm
Người về Hồng Ngự
Thơ
Vũ Quang Trạch
Còn khoảng chân trời; Vườn làng; Có con đường
Lê Trọng Nghĩa
Đất nước có hình của sóng; Về nhà để nhớ; Xoay phía nào
Phạm Ánh Sao
Ngẫu hứng Đà Lạt; Hai người đàn bà khát; Hoàng hôn Đà Lạt
Lê Thành Nghị
Trở lại Hương Sơn; Gió Tuy Hòa
Huỳnh Thị Quỳnh Nga
Trên cánh đồng hoa sen; Mùi ổi xanh
Ngô Mậu Tình
Giấc mơ đồi sim; Cơn mưa
Tạ Bá Hương
Viết sau ngày cha mất; Tiếng ru trưa
Trương Thị Bách Mỵ
La Tháp; Một nhánh sông Yên
Đoàn Hữu Nam
Thăm lại Hoàng Liên; Chiều Thanh minh
Mai Tuyết
Những ngày đau như vỡ vụn; Muốn nghe lời giản dị
Lê Mỹ Ý
Trong bầu trời đầy mây; Con đường
Trần Huy Minh Phương
Cõi chợ; Gobi! Gobi!
Nguyễn Đăng Độ
Với Trường Sơn
Trần Ngọc Mỹ
Khi có một người vắng mặt
Nguyễn Kim Lan
Khúc hát ngày xa anh
Đình Giao
Lục bát cánh đồng
Nguyễn Văn Biên
Cậu tôi
VNQĐ giới thiệu thơ Vĩ Hạ
Miên man tỉnh giấc mùa hè; Một câu hỏi; Những điều ấy vẫn ở đây
Bình luận văn nghệ
Lê Hương Thủy
Vài phác họa về truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Nguyễn Đăng Điệp
Thơ Sóng Hồng: Sự hội tụ của những song hành
Bùi Cẩm Hà
Ông tôi - nhà văn Bùi Hiển
Lê Anh Phong
“Hương” của tình tự dân tộc
Trịnh Khánh Hà
Chú voi ngồi im - bông hoa nở từ rạn nứt cuộc đời
Triệu Phong
Việt Nam - đất nước tình yêu
Minh họa, ảnh
Bìa 1: Gấm hoa Tranh của họa sĩ Đặng Thị Thu An
Minh họa: Tô Chiêm, Nguyễn Vân Chung,
Trương Đình Dung, Lê Trí Dũng, Nguyễn Văn Đức,
Ngô Xuân Khôi, Doãn Hoàng Kiên, PV...
VNQD