Dòng chảy

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 975 (cuối tháng 10/2021)

Chủ Nhật, 17/10/2021 06:53

 Trong các dòng văn học đại chúng, tiểu thuyết kiếm hiệp (võ hiệp) Trung Quốc có tầm ảnh hưởng lớn đối với độc giả châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhiều tiểu thuyết kiếm hiệp đã vươn đến tầm “kinh điển”, sánh ngang với những tác phẩm đỉnh cao của văn học chính thống, có vị trí vững chắc trong lòng nhiều thế hệ độc giả Việt Nam. Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Lê Hoa Tranh để giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát hơn về quá trình phát triển của tiểu thuyết kiếm hiệp, lịch sử tiếp nhận thể loại này của người Việt và những vấn đề của tiểu thuyết kiếm hiệp Việt Nam.

Bài trò chuyện mang tên Văn học Việt không có truyền thống viết về kiếm hiệp sẽ mở đầu Tạp chí VNQĐ số 975.

Phần Văn xuôi với các truyện ngắn: Nắng chói trên đồng của Nguyễn Thu Hằng, Nắng sớm Đông Quan của Đào Thu Hà, Mật ong đắng của Hoàng Lệ Thuỷ; Kí Những ngày Quảng Trị của Nguyễn Tiến Lập; Kí ức chiến trường Những ngày tháng khó phai của Phan Vượng.

Nắng chói trên đồng với giọng kể bình dị mang đến bức tranh chân thực về đời sống của người nông dân trong những ngày dịch bệnh căng thẳng. Ngày giáp hạt, ngỡ hạt lúa đã sắp thành bát cơm thì dịch tràn đến, nhà nhà cửa đóng then cài. Gia đình “gã” với bố mẹ già, con có đứa còn tuổi ăn tuổi lớn, lại thêm cháu nhỏ… Cực chẳng đã gã đành phải trốn đội chống dịch để ra đồng cứu lúa, để rồi một câu chuyện khác lại xảy đến…

Nắng sớm Đông Quan kể về Nguyễn Xí, ông là một vị tướng, công thần khai quốc nhà Hậu Lê. Truyện là kí ức không quên về những năm tháng chiến đấu chống giặc Minh xâm lược, trận Tốt Động - Chúc Động đi vào lịch sử… Sự mưu trí, dũng cảm, khí phách của Nguyễn Xí được khắc hoạ ngay cả khi ông bị rơi vào tay giặc. Nhưng truyện còn nhắc đến, ca ngợi những người lính không tên tuổi, hay một cô gái có số phận éo le… họ đều góp phần vào lịch sử của đất nước.

Mật ong đắng là câu chuyện về những số phận, những con người bị vướng vào vòng xoay của số phận, tình yêu, hủ tục nơi miền núi. Khúa và Phứ là đôi bạn thân, số phận trêu ngươi khi hai người cùng đem lòng yêu May. Khi May về làm vợ Khúa thì Phứ phải chôn sâu tình cảm của mình. Nhưng tạo hoá trớ trêu, sau cái chết của Khúa, Phứ đã không thể làm chủ được lòng mình. Những nỗi đau, những bí mật ám ảnh người đọc khôn nguôi.

Phần Thơ với sự góp mặt của các tác giả: Lê Thành Nghị, Trần Lê Anh Tuấn, Lê Thanh My, Trương Đình Phượng, Trương Thị Bách Mỵ, Trần Thế Vinh, Nguyễn Đức Lợi, Nguyễn Vĩnh, Mai Thìn, Đặng Thiên Sơn, Như Bình, Vũ Thị Huyền Trang.

Cuộc thi thơ tiếp tục ghi nhận những tác phẩm ấn tượng, có chiều sâu và đề tài phong phú. Bên cạnh những thi phẩm dạt dào cảm hứng về lịch sử đất nước, chiến tranh người lính là những suy tư về thế sự, tình yêu đôi lứa, tình yêu con người và những rung cảm đặc biệt trước đời sống… Cùng với sự vận động của đời sống, thơ ca hôm nay luôn mang đến những hơi thở tươi mới, trẻ trung nhưng cũng nhiều sâu lắng và trăn trở.

“Thơ trong những tập thơ” là bài viết Sự hiện diện của em cất lời buồn và đẹp của nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu giới thiệu về thi tập Sự hiện diện của em của nhà thơ Hoàng Vũ Thuật.

Văn học nước ngoài giới thiệu tiểu luận Tại sao tôi viết? của Paul Auster do Nguyễn Huy Hoàng dịch từ nguyên bản tiếng Anh.

Phần Bình luận văn nghệ có sự tham gia của các tác giả: Mai Anh Tuấn, Nguyễn Đăng Điệp, Đỗ Hải Ninh, Lê Thị Hường, Hoàng Kim Ngọc, Trần Đan Vy.

Kiểm duyệt phim (film censorship) được hiểu là công việc đánh giá, phân loại và đi đến những quyết định cấm hoặc được phát hành dành cho một bộ phim. Kiểm duyệt phim có thể do tổ chức, cơ quan nhà nước hoặc hội nghiệp đoàn, cá nhân thực hiện. Tùy vào bối cảnh chính trị, xã hội và văn hóa, mỗi quốc gia sẽ có những tiêu chí và cách thức kiểm duyệt phim khác nhau. Bài viết Câu chuyện kiểm duyệt phim của một số nền điện ảnh thế giới giới thiệu và nhận định sơ lược việc kiểm duyệt phim ở Hollywood, Iran và Hàn Quốc, ba nền điện ảnh đang được biết đến nhiều ở Việt Nam và cũng là mẫu hình sáng tạo nghệ thuật phim mà giới đạo diễn, khán giả nước ta thường hướng tới, noi theo.

Trong lịch sử Việt Nam hiện đại, mối quan hệ với Liên Xô (nay là Liên bang Nga) là hết sức đặc biệt. Đó là mối quan hệ tin cậy dù trải qua không ít sóng gió, thăng trầm. Bài viết Giao lưu văn học Việt - Nga qua những chặng đường lịch sử có những phân tích sâu sắc về mối quan hệ này.

“Người trên cao” của Thục là bài viết với những luận bàn thú vị về bộ tranh Người trên cao (2021) của hoạ sĩ trẻ Cao Văn Thục.

Cũng trong phần này, chúng ta sẽ đọc và gặp những bài viết, những nhân vật, những nghiên cứu thú vị và sâu sắc về các vấn đề đáng quan tâm của văn học nghệ thuật hôm nay.

Tạp chí VNQĐ số 967 dày 120 trang dự kiến sẽ phát hành ngày 20/10/2021. Thân mời các bạn đón đọc!

Văn

Đoàn Minh Tâm

PGS.TS Trần Lê Hoa Tranh: Văn học Việt không có truyền thống viết về kiếm hiệp

Nguyễn Thu Hằng

Nắng chói trên đồng

Nguyễn Tiến Lập

Những ngày Quảng Trị

Đào Thu Hà

Nắng sớm Đông Quan

Hoàng Lệ Thủy

Mật ong đắng

Phan Vượng

Những ngày tháng khó phai

 

Thơ

Lê Thành Nghị

Suối nhỏ; Vu lan nhớ mẹ; Một người ra đi

Trần Lê Anh Tuấn

La Hai ; Phố vắng xa

Lê Thanh My

Cho một ngày mưa; Chuyện kể xa xôi; Từng đoản nhớ

Trương Đình Phượng

Viễn ảnh; Giữa những ngày thời gian đổ bệnh

Trương Thị Bách Mỵ

Mặt người lặm sóng; Phổi ướt;

Mùa thu về giăng bên ngoài cửa sổ

Trần Thế Vinh

Căn nhà một cửa

Nguyễn Đức Lợi

Con thèm lắm một bàn tay; Đừng đi đâu cả, đợi cô…

Nguyễn Vĩnh

Bản sonate của biển; Nói chuyện với chú bé con

Mai Thìn

Lại nghe tắc kè kêu trong thành phố;

Má tôi và những tiếng chuông

Nguyễn Linh Khiếu

Sự hiện diện của em cất lời buồn và đẹp

(Đọc Sự hiện diện của em của Hoàng Vũ Thuật)

Đặng Thiên Sơn

Hai đoản khúc rời; Chiều muộn

Như Bình

Viết cho một kí ức; Tự do

Vũ Thị Huyền Trang

Người gác cổng làng

 

Văn học nước ngoài

Paul Auster

Tại sao tôi viết?

(Nguyễn Huy Hoàng dịch từ nguyên bản tiếng Anh)

 

Bình luận văn nghệ

Mai Anh Tuấn

Câu chuyện kiểm duyệt phim của một số nền điện ảnh thế giới

Nguyễn Đăng Điệp

Giao lưu văn học Việt - Nga qua những chặng đường lịch sử

Đỗ Hải Ninh

Phạm Vĩnh Cư với Lí luận và thi pháp tiểu thuyết

Lê Thị Hường

Tiếng gọi nơi hoang dã - âm vọng của tiểu thuyết Mĩ

Hoàng Kim Ngọc

Từ trang sách đến gương mặt văn chương

Trần Đan Vy

“Người trên cao” của Thục

 

Minh họa, ảnh

Bìa 1: Mùa đông Tranh của họa sĩ Keiko Minami

(1911 - 2004, Nhật Bản)

Minh họa: Lê Trí Dũng, Bùi Quang Đức, Ngô Xuân Khôi,

Hải Kiên, Nguyễn Đăng Phú, Nguyễn Anh Vũ, PV...

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)