Ống kính nhà văn

Giữ Trung thu truyền thống trong mắt trẻ

Thứ Bảy, 26/09/2020 09:26

 Trổ tài làm lồng đèn, làm ông tiến sĩ giấy, nặn phỗng đất, con giống bột, tham gia làm bánh nướng, bánh dẻo, tìm hiểu về mâm cỗ Trung thu..., đến với không gian giàu ý nghĩa văn hóa truyền thống Việt Nam các em tha hồ vui chơi, thỏa trí tưởng tượng sáng tạo của bản thân để những vẻ đẹp kì thú tràn ngập trong mắt trẻ thơ lấp lánh.

Với mục đích bảo tồn, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, đem đến cho các em thiếu nhi một không gian vui chơi bổ ích và có cơ hội tìm hiểu về các giá trị văn hóa của cha ông, Ban Quản lí Phố cổ Hà Nội đã tổ chức hoạt động Trung thu truyền thống thường niên tại các điểm di tích trong khu Phố cổ Hà Nội từ ngày 25/9 đến ngày 1/10/2020.

Tết Trung thu đối với người Việt Nam là một dịp quan trọng, có từ ngàn năm nay.

Ngày tết chính là ngày 15 tháng 8 (Âm lịch). Đây là thời gian mặt trăng tròn nhất, sáng nhất, cũng là thời gian thu hoạch xong mùa vụ và người dân bắt đầu tổ chức lễ hội.
Trong dịp này, các gia đình cùng quây quần, vui vẻ sau thời gian lao động vất vả. Tục phá cỗ, trông trăng cũng thể hiện sự quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ em cả vật chất lẫn tinh thần một cách cụ thể, tinh tế, sinh động và độc đáo của người Việt Nam.
Mâm cỗ đêm rằm Trung thu không chỉ để ăn, mà còn cho mắt ngắm, tai nghe, mũi ngửi. Ta thấy hồn trăng soi vào chiếc bánh nướng, bánh dẻo, nhìn thấy ánh mắt trẻ thơ tràn đầy trong những đồ chơi kì thú.
Ông cha ta quan niệm trò chơi và đồ chơi không đơn thuần để giải trí mà còn là công cụ giáo dục, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.

Những món đồ chơi Trung thu truyền thống Việt Nam như ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy, đèn ông sao, tàu thủy sắt tây, con giống bột… là lời nhắn nhủ, gửi gắm mong muốn của cha ông với thế hệ trẻ về tinh thần hiếu học, khuyến khích sự học, sự sáng tạo.
Bởi lẽ đó, Tết Trung thu còn là Tết dành cho trẻ em, là dịp các em được vui chơi thỏa thích, được thỏa trí tưởng tượng và sáng tạo của bản thân trong các món đồ chơi đa dạng và giàu ý nghĩa.
Những di tích trong khu Phố cổ Hà Nội dịp Trung thu được trang hoàng đậm chất truyền thống.
Đến đây các bạn nhỏ được trực tiếp tham gia làm các đồ chơi Trung thu truyền thống như đèn ông sao, tiến sĩ giấy... do các nghệ nhân truyền dậy.
Những con phỗng đất, con phỗng bột,... 
...hay những chiếc bánh nướng, bánh dẻo do chính tay mình làm ra sẽ đem đến những cảm xúc đặc biệt.
Tết Trung thu năm nay diễn ra khi đại dịch Covid-19 vẫn còn nhiều phức tạp, các phụ huynh còn e ngại khi cho con tới chơi tại các địa điểm công cộng tập trung đông người nên những không gian nhỏ như thế này sẽ trở nên phù hợp.


Bên cạnh cách trải nghiệm tương tác truyền thống, Ban quản lí Phố cổ Hà Nội còn triển khai các trải nghiệm, tương tác theo phương thức trực tuyến (Livestream), để nghệ nhân, thợ thủ công giao lưu, hướng dẫn các gia đình và các bé làm đồ chơi truyền thống. (Trong ảnh, các học sinh Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du đang làm đồ chơi Trung thu truyền thống theo các nghệ nhân dạy trực tuyến).
Tổ chức trang: VŨ THÀNH DUY
Thực hiện: BA HƯNG
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Thanh xuân của “người đàn bà tìm nước”

Thanh xuân của “người đàn bà tìm nước”

Tôi như một vị quan tòa trong cuộc hôn nhân chơi vơi của đôi vợ chồng - những nguyên mẫu của nhân vật trong truyện ngắn Người đàn bà đi tìm nước của mình... (VÕ DIỆU THANH)

Lòng dũng cảm và đức hi sinh của người lính chẳng thể nào hư cấu được

Lòng dũng cảm và đức hi sinh của người lính chẳng thể nào hư cấu được

Chịu khó đọc, tự tin mình cũng có thể viết được như mọi người, nhưng lúc đó tôi chưa có ý thức trở thành người viết chuyên nghiệp, chỉ muốn kể lại những câu chuyện chiến tranh gian khổ ác liệt... (TRUNG SỸ)

Có khi là từ những mơ hồ

Có khi là từ những mơ hồ

Trong tiểu thuyết, nhân vật Nhà văn trẻ có một người vợ bỗng dưng mất tích, trước khi rời đi, cô tháo cái sim điện thoại bỏ vô bể cá, nên cuộc kiếm tìm trở nên vô vọng... (TRẦN NHÃ THỤY)

Người đàn ông của li cà phê buổi sáng

Người đàn ông của li cà phê buổi sáng

Thế hệ tôi 8x sinh sau năm 1975, không biết chiến tranh là gì, bom đạn là gì, chưa cảm được mất mát, chia li, đau khổ của cảnh binh đao, khói lửa một thời mà các thế hệ trước đã phải trải qua... (LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG)