Chương trình Đi cùng năm tháng là dự án nghệ thuật xã hội hóa của Liên đoàn Xiếc Việt Nam với khát vọng đổi mới cách thức tiếp cận khán giả và hướng đến những vấn đề chính trị xã hội của đất nước. Mùa thứ 3 của dự án có chủ đề Biển đảo là quê hương. Bằng ngôn ngữ xiếc được sân khấu hóa với những kĩ năng, kĩ xảo xiếc đặc trưng, các hoạt cảnh về người lính nơi hải đảo được khắc họa đầy cảm xúc. Chân dung các chiến sĩ hiện lên trên sân khấu xiếc gần gũi thân thương, mang đến cho người xem những cảm xúc mới mẻ về người lính bảo vệ Tổ quốc hôm nay. Chương trình do NSND Tạ Duy Ánh, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam chỉ đạo nghệ thuật; NSND Tống Toàn Thắng, Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam xây dựng kịch bản và đạo diễn.
Những câu chuyện lính vô cùng gần gũi được khắc họa bằng nghệ thuật xiếc làm cho khán giả có được sự trải nghiệm vô cùng thú vị.
Ngôn ngữ của nghệ thuật xiếc là những kĩ năng kĩ xảo khi được xây dựng cùng một cốt chuyện đã tạo ra trường cảm xúc lớn.
Hình ảnh người chiến sĩ hải quân và cảnh sát biển được khắc hoạ xuyên suốt .
Ban Tổ chức kì vọng chương trình như một món quà tinh thần để giúp thế hệ trẻ hôm nay hiểu thêm về người lính và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Vũ điệu nhà bếp mô phỏng công việc của các anh nuôi được các nghệ sĩ xiếc biểu diễn hết sức duyên dáng trên sân khấu.
Cuộc sống lính đảo với những con vật ngộ nghĩnh và đáng yêu cũng được sân khấu hóa khiến nơi đảo xa như gần lại.
Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT)
Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)
Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)
Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)
Bộ sách có minh họa tươi sáng, gần gũi, mang đậm màu sắc Việt, giúp các em nhỏ thêm yêu mến và trân trọng nét đẹp làng nghề truyền thống
Chủ đề chính của VFCD năm nay là Tái tạo, bao gồm ba trọng tâm: môi trường, cộng đồng và không gian, và văn hóa và di sản.
Dự án 8 được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần bảo vệ, chăm sóc cho phụ nữ và chị em gái tại các xã và thôn đặc biệt khó khăn thực hiện bình đẳng giới.
Không giới hạn về đề tài, phong cách, Ngày rộng 4 đem đến những góc nhìn đa chiều về thời gian, văn hoá, cuộc sống, con người, tình yêu…
Ba tác giả, ba phong cách nhưng cùng một niềm say mê ngợi ca vẻ đẹp tình yêu, phong cảnh và cuộc sống con người bằng chất liệu sơn ta lộng lẫy mà sâu lắng.
Với khẩu hiệu Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh, chương trình sẽ diễn ra từ ngày 7 - 11/11/2024.
Triển lãm kéo dài từ nay đến 29/10/2024, tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm (đoạn đối diện tượng đài Vua Lê Thái Tổ).
Triển lãm mở cửa đến hết ngày 17/11/2024 tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA), Hà Nội.
Đây là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) của quận Hoàn Kiếm nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung.
Tối 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Liên hoan Phim Italia (LHP Ý) 2024 chính thức khai mạc trong sự mong đợi của hàng ngàn người yêu mến nền điện ảnh Ý.