Trong những ngày giữa tháng 7 năm 2023, Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã tổ chức đoàn nhà văn đến thực tế sáng tác tại một số địa phương của tỉnh Sơn La. Khác với các trại viết, thời gian thường dài hơn, đợt sáng tác này chỉ diễn ra đúng một tuần. Bởi thế, các sự kiện lễ lạt đã được lược bỏ để dành thời gian cho các nhà văn thâm nhập thực tế, tìm hiểu về mảnh đất Sơn La hôm qua và hôm nay nhằm phục vụ trực tiếp cho tác phẩm. Chùm ảnh ghi dấu các hoạt động của đoàn nhà văn trong một tuần tại mảnh đất cửa ngõ vùng Tây Bắc.
Đoàn nhà văn đã có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo huyện Mộc Châu để thống nhất chương trình thực tế tại huyện nhà. Di tích Khu lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến là điểm đầu tiên đoàn dừng chân. Tại phòng trưng bày những kỉ vật Tây Tiến, các nhà văn đã bất ngờ khi nghe câu chuyện của nhà văn Trung Sỹ (Hà Nội) về kỉ niệm của ông với chiến sĩ Tây Tiến Nguyễn Hiền, người cựu binh trên bức ảnh tại phòng trưng bày. Một điểm đến ấn tượng với các nhà văn là địa danh Hang Táu, một thung lũng được "giấu kín" ở Mộc Châu, gần đây rất nổi trên các diễn đàn phượt. Hiện nay trung bình mỗi ngày có từ 200 - 300 lượt khách đến tham quan Hang Táu. Cảnh vật nguyên sơ, con người gần gũi với thiên nhiên, Hang Táu hiện vẫn 3 không: không điện, không sóng điện thoại, không Internet. Tuy vậy, cùng với cảnh sắc hữu tình, đó lại chính là nét đặc biệt khiến du khách tìm đến đây để trải nghiệm một thế giới khác. Trẻ
em ở Hang Táu.Nhà văn Phạm Thanh Thuý (Báo Văn nghệ) hỏi chuyện một người dân tại Hang Táu. Trong thời gian ở Sơn La, các nhà văn cũng đã tìm hiểu những mô hình - sản phẩm du lịch của địa phương, đặc biệt là loại hình du lịch cộng đồng. Ảnh: Các nhà văn tham quan Homestay A Chu tại huyện Vân Hồ do vợ chồng anh Tráng A Chu và chị Hàng Thị Sua gây dựng, hiện đã hoạt động được 9 năm với hiệu quả tốt. Đây là mô hình đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến thăm khi về tỉnh Sơn La làm việc, tháng 5 năm 2022. Các nhà văn trong đoàn hỏi chuyện chị Hàng Thị Sua. Các
nhà văn cũng đã thâm nhập thực tế tại Bản Art, một địa chỉ mới được công nhận là bản du lịch cộng đồng. Ảnh: Nhà văn Y Ban tại Homestay của nghệ sĩ Phó An My, người khởi xướng và có nhiều đóng góp xây dựng Bản Art tại huyện Vân Hồ.Nhà văn Thái Chí Thanh hỏi chuyện chị Nguyễn Thị Thu Hiền tại Hợp tác xã rau sạch Tự Nhiên, một địa chỉ cung ứng rau sạch cho thị trường uy tín ở Mộc Châu. Nhà
văn Kiều Duy Khánh (Sơn La) hỏi chuyện Nhà nghiên cứu văn học dân gian Đào Quang Tố, người chuyên nghiên cứu văn học dân gian của người Thái để lấy tư liệu phục vụ cho tác phẩm.Các nhà văn tại Bản Du lịch cộng đồng Tà Số, thuộc xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu. Người áo trắng là bà Nguyễn Thị Hường, Phó Chủ tịch xã Chiềng Hắc, chào đón các nhà văn và giới thiệu về ngôi nhà cổ A Phả mà đoàn đang có mặt. Nhà văn Nguyễn Mạnh Hùng của Văn nghệ Quân đội hỏi chuyện anh Hà Văn Công - Giám đốc điều hành Điểm du lịch Thác Nàng Tiên tại huyện Vân Hồ. Nhà
văn, nhà thơ Đào An Duyên đến từ Gia Lai trình bày một sáng tác mới của chị về Mộc Châu, bài thơ Chạm miền đồi thẳm trong buổi gặp gỡ của lãnh đạo tỉnh Sơn La với các nhà văn đến sáng tác tại tỉnh nhà.
Hình ảnh sinh hoạt văn nghệ quen thuộc tại các trại sáng tác.
Sau hai ngày thâm nhập thực tế tập trung theo đoàn, các nhà văn tách thành từng nhóm nhỏ tiếp tục đi các hướng lấy tư liệu phục vụ cho đề tài sáng tác của mình. Ảnh: Đường lên Trạm kiểm soát Biên phòng Pha Luông, thuộc Đồn Biên phòng Chiềng Sơn - Đơn vị quản lí 2 xã biên giới Chiềng Sơn của huyện Mộc Châu và xã Tân Xuân của huyện Vân Hồ với 11,2 km đường biên và 5 cột mốc.
Chiều xuống tại Trạm kiểm soát Biên phòng Pha Luông. Trẻ em Pha Luômg bên dãy núi sát biên giới Việt - Lào. Các nhà văn bên giống cúc thân gỗ, loài hoa được những người mê cúc cổ yêu thích. Những đồi chè trải dài xanh mướt là điểm dừng chân không thể bỏ qua của mỗi người khi tới Mộc Châu, Sơn La. Nơi biên giới xa xôi, tình cảm quân dân gắn bó cũng là điều thu hút sự quan tâm thâm nhập của các nhà văn về sự chung tay giữa các lực lượng trong việc đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ ổn định an toàn, tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của Sơn La. Chỉ có duy nhất một tuần tại Sơn La nhưng các nhà văn đã cố gắng làm việc với hiệu suất cao nhất, lấy được nhiều tư liệu nhất để khi trở về hoàn thiện tác phẩm. Ban tổ chức mong muốn sớm nhận được các sáng tác về Sơn La để tập hợp thành bản thảo một cuốn sách như món quà gửi tặng vùng đất cửa ngõ miền Tây Bắc.
Tổ chức trang: VŨ THÀNH DUY
Thực hiện: DƯƠNG TỬ và CTV
VNQD