Ống kính nhà văn

Những trải nghiệm trên xứ "Sen hồng"

Thứ Bảy, 04/05/2024 07:20

Trong dịp kỉ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Tạp chí Văn nghệ Quân đội phối hợp với Hội Liên hiệp VHNT tỉnh Đồng Tháp tổ chức trại sáng tác văn học với chủ đề “Đất và người Đồng Tháp qua 50 năm xây dựng và phát triển”. Trong những ngày ở xứ sở “Sen hồng”, các trại viên đã được đi thâm nhập thực tế, tìm hiểu căn cứ cách mạng, thăm hỏi, giao lưu với các chiến sĩ biên phòng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Qua đó, các nhà văn nhà thơ có thêm chất liệu từ đời sống hiện thực, đồng thời khơi gợi cảm hứng cho những sáng tác mới.

Trại sáng tác văn học diễn ra vào thời điểm mùa khô, tuy vậy cái nắng, cái gió gay gắt của miền biên viễn Tây Nam không ngăn được lòng nhiệt huyết, sự hăng hái của trại viên khi đến từng địa phương, đơn vị để tìm đề tài sáng tác.
Phát biểu tại buổi gặp mặt các nhà văn nhân dịp kết thúc đợt đi thực tế, ​Đại tá, nhà văn Nguyễn Bình Phương đánh giá cao tinh thần làm việc nghiêm túc của các trại viên và hi vọng sẽ có nhiều tác phẩm giá trị ra đời từ trại viết lần này.
Các nhà văn có cuộc làm việc với cán bộ chiến sĩ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Tháp để nắm tâm tư, tình cảm người lính đóng quân nơi biên giới làm tư liệu cho các sáng tác của mình.
Các trại viên đi thực tế tại Đồn Biên phòng Sông Trăng.
Các nhà văn đến tham quan cột mốc biên giới 232, là 1 trong 10 vị trí mốc biên giới giữa 2 tỉnh Đồng Tháp và Prây Veng, nơi phân định đường biên giới, xác định chủ quyền quốc gia giữa 2 nước Việt Nam - Campuchia.
Đến thăm khu di tích Giồng Thị Đam, Gò Quản Cung, huyện Tân Hồng đã giúp cho các nhà văn tìm hiểu thêm về sự hình thành và phát triển của Tiểu đoàn 502 anh hùng, hiểu thêm về những trận đánh của quân và dân Đồng Tháp trên đồng nước nổi năm xưa góp phần Giải phóng Sài Gòn 30/4/1975.
Các nhà văn đến viếng các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh ở chiến trường Long Khốt.

Nhà văn Đinh Phương phỏng vấn nhân vật để lấy tư liệu cho loạt bút kí về người lính biên phòng Đồng Tháp.

Các nhà văn trong nắng gió phương Nam.  
Nhà thơ Trương Công Tưởng (Bình Định) trải nghiệm nghề dệt chiếu truyền thống ở Lấp Vò. 
Các nhà văn, trải nghiệm cuộc sống trên sông Tiền. 
Các nhà văn ghi lại những cảnh sắc đặc trưng của vùng đất "Sen hồng".
Trại sáng tác văn học với chủ đề “Đất và người Đồng Tháp qua 50 năm xây dựng và phát triển” là hoạt động thường niên trong năm của Tạp chí Văn nghệ Quân đội để giúp các nhà văn có điều kiện thâm nhập thực tế, từ đó có những tác phẩm hay về người lính, về cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Nam. Tư liệu quý giá tích lũy được trong chuyến đi thực tế sẽ giúp cho các nhà văn, nhà thơ cho ra đời các tác phẩm về chiến tranh, người lính cảnh đẹp con người Đồng Tháp trong thời gian tới.
Tổ chức trang: VŨ THÀNH DUY
Thực hiện: TRƯƠNG CHÍ HÙNG & TRẠI VIÊN
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)