Ống kính nhà văn

Làng cổ bên sông Mã

Thứ Sáu, 23/02/2024 10:24

Làng Đông Sơn, thuộc phường Hàm Rồng, TP. Thanh Hoá, là ngôi làng nhỏ nằm ven bờ Nam sông Mã với cây cầu Hàm Rồng lịch sử. Đông Sơn được biết đến là vùng đất tìm thấy chiếc trống đồng đầu tiên đại diện cho thời kì văn hoá đồng thau. Tên gọi của làng được dùng để gọi tên nền văn hoá Đông Sơn. Hiện ở Đông Sơn vẫn còn nhiều lưu dấu về một ngôi làng cổ với những ngôi nhà tuổi thọ trên hai trăm năm. Không gian văn hoá ở nơi đây kết đọng, lưu dấu thời gian, như gọi về những trầm tích lịch sử và văn hoá.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử với những tầng văn hoá đã được khảo cổ cho thấy ở Đông Sơn, từ thời Việt cổ, những cư dân đã gắn bó với mảnh đất này.
Một ngôi nhà cổ ở Đông Sơn vẫn còn giữ nét xưa nguyên bản.
Còn lại, khắp trong làng có thể bắt gặp những cảnh sắc gợi nhắc về một không gian cổ xưa.
Nét thời gian trên những bức tường cổ.
Trục đường chính giữa làng có các ngõ từ trên núi xuống với những tên gọi lần lượt: Nhân - Nghĩa - Trí - Dũng. Những tên gọi này biểu trưng cho các giá trị mà người dân tôn thờ theo quan niệm Nho giáo.
Ngôi nhà cổ đã được tỉnh Thanh Hóa cấp chứng nhận di tích lịch sử văn hóa của gia đình ông Lương Trọng Duệ, nay con trai của ông Duệ là ông Lương Thế Tập kế thừa việc gìn giữ, tu tạo.
Ông Lương Thế Tập giới thiệu với tác giả về ngôi nhà của gia đình.
Xen kẽ những ngôi nhà hiện đại, nhưng về cơ bản các ngõ xóm của Đông Sơn vẫn mang dáng dấp làng xưa.
Từng ngôi nhà nối tiếp phủ bóng một màu thời gian.
Con ngõ Nhân nối từ chân núi ra đường ngang phía trước làng.
Bên trái làng, từ hướng núi nhìn xuống là đình làng Đông Sơn, nơi thờ thành hoàng làng.
Trước đình có hồ bán nguyệt theo không gian phong thủy xưa.
Ông Nguyễn Vệ, Trưởng làng Đông Sơn và ông Dương Đình Thọ, người trông coi đình làng Đông Sơn trong không gian đình.
Trên những mái ngói.
Cảnh sắc Đông Sơn quyện hòa khiến mỗi người ghé thăm nơi đây như tạm xa cuộc sống hiện đại.
Chùa Phạm Thông ở vị trí bên phải làng Đông Sơn, từ hướng núi nhìn xuống. Chùa vừa được trùng tu, tôn tạo lại.
Sư thầy Thích Nguyên Phong - Trụ trì chùa Phạm Thông giới thiệu với khách tham quan về làng và những ngôi nhà cổ.
Kết cấu xóm làng ở Đông Sơn gồm những lối đi nhỏ hình xương cá được lát gạch hoặc đá. Các ngõ xóm hiện được dân làng giữ gìn khá sạch sẽ.
Nhịp sống ở Đông Sơn luôn yên ả, chậm rãi.
Không gian xưa phù hợp với cuộc sống giản dị cùng những nhu cầu tối giản.
Người dân Đông Sơn hôm nay vẫn dung hòa giữa cuộc sống hiện đại và những giá trị cổ, họ luôn nhắc nhau ý thức bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa cha ông để lại.
Tuy vậy, những mâu thuẫn giữa bảo tồn giá trị xưa và nhu cầu của cuộc sống hôm nay đang là thách thức với chính quyền cũng như người dân. Một con ngõ từ núi xuống làng đã "le lói" những yếu tố hiện đại. Nếu không có phương án bảo tồn hợp lí sẽ rất khó để gìn giữ một không gian làng cổ xưa.

Năm 2006, phường Hàm Rồng đã báo cáo UBND TP. Thanh Hoá đề nghị tỉnh xem xét, xếp hạng cho 13 ngôi nhà cổ tại Đông Sơn. Sau quá trình xem xét, thẩm định, ngôi nhà của gia đình ông Lương Trọng Duệ còn đầy đủ nguyên trạng, đủ các tiêu chí và điều kiện để xếp hạng di tích Nhà cổ cấp tỉnh. 12 ngôi nhà khác địa phương đang cùng với người dân bàn phương án gìn giữ, tu bổ để có đủ điều kiện công nhận và phát huy giá trị trong đời sống hôm nay.

Tổ chức trang: VŨ THÀNH DUY

Thực hiện: NGUYỄN XUÂN THỦY 

 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)