Ruộng bậc thang Tả Lèng thuộc xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, Lai Châu, tuy vậy, nó chỉ cách TP. Lai Châu 4km. Bao bọc bởi những ngọn núi, thung lũng Tả Lèng nằm bên con đường dẫn lên suối Tả Lèng để leo đỉnh Putaleng, ngọn núi cao thứ ba của Đông Dương cũng là của Việt Nam. Từ trên cao có thể ngắm toàn cảnh Tả Lèng. Vào mùa lúa chín, cả thung lũng chuyển màu vàng ruộm mê đắm khách đường xa. Cùng PV Văn nghệ Quân đội chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Thung lũng vàng Tả Lèng.
Từ con đường dẫn trên núi Putaleng xuống có thể ngắm toàn cảnh thung lũng ruộng bậc thang Tả Lèng.
Dọc đường đi cũng có thể ngắm cận cảnh những ruộng lúa uốn lượn theo thế núi. Lúa ở Tả Lèng chín sớm hơn các nơi khác. Vào đầu tháng 9 bà con đã thu hoạch lốm đốm. Xen kẽ giữa những ruộng lúa đang chín là những ruộng rạ như một sự phối màu của thiên nhiên và con người. Xen kẽ giữa những tràn ruộng là các công trình dân sinh, nhưng nhìn toàn cảnh thì màu của lúa cùng cây cỏ vẫn là chủ đạo. Một góc thung lũng vàng Tả Lèng. Vào mùa thu hoạch không thể thiếu những ngọn khói đốt rơm tô điểm cho thung lũng. Bình yên Tả Lèng. Con đường từ Tả Lèng len lách trong ruộng bậc thang lên núi. Giữa những lớp núi bao bọc là mùa vàng thơm hương lúa mới. Phía xa, trên lưng chừng là khu dân cư của Tả Lèng. Một ngôi nhà nhỏ bên những tràn ruộng đang chuyển sắc vàng. Một tràn ruộng vào độ chín người dân đang thu hoạch. Những lớp núi bao quanh thung lũng. Cận cảnh một điểm thu hoạch lúa từ ruộng bậc thang. Việc thu hoạch cũng đã áp dụng cơ giới hoá thay vì thủ công hoàn toàn như trước đây. Lúa từ các ruộng được gặt và vận chuyển về điểm tập kết, sau đó tuốt bằng máy và đóng bao. Những chiếc máy phục vụ nông nghiệp góp phần giải phóng sức người cũng như giúp nâng cao năng suất lao động. Lúa đóng bao được chở đến sân phơi. Trẻ em miền núi thường xuất hiện trong các hoạt động lao động sản xuất. Trên bờ ruộng bậc thang bà con người Mông tận dụng trồng xen canh khoai lang. Tổ chức trang: VŨ THÀNH DUY
Thực hiện: DƯƠNG TỬ
VNQD