Bên cạnh những núi non hùng vĩ, đây đó trên khắp dải biên cương, ta vẫn bắt gặp những khung hình gẫn gũi thân thương gợi hình bóng quê nhà của những người lính. Dù quanh năm trấn ải lưu đồn, họ vẫn mang theo những mảnh hồn quê, và đôi khi bắt gặp nó hiện hữu chính ở nơi thâm sơn cùng cốc. Vào mùa thu hoạch lúa, những người lính biên phòng nơi biên cương cũng thường tổ chức gặt lúa giúp dân. Bên những thửa ruộng chín vàng, trong lao động sản xuất, tình quân dân càng thêm gắn bó.
Bên cạnh những đồng ruộng thẳng cánh cò bay ở vùng đồng bằng hay những thửa ruộng bậc thang uốn lượn theo sườn núi ở vùng cao thì ở Việt Nam còn rất nhiều những vùng canh tác lúa ở những địa hình khác với độ giật cấp nhỏ như những "bậc thang thấp" len lách khắp các vùng trung du, miền núi.
Diện tích làm lúa ở vùng cao biên cương chủ yếu thường lọt giữa các thung lũng núi rộng rãi có những con suối chảy qua, đủ điều kiện để làm lúa nước.
Một tràn ruộng bên bờ suối.
Bên những bụi lau.
Ôm ấp giữa bản và núi.
Bên những cung đường lên bản.
Bà con thôn Phống, xã Bát Mọt (Thường Xuân, Thanh Hóa) thu hoạch lúa trên những khoảnh ruộng nằm ở rìa bản.
Ngày mùa cũng là "ngày hội" của người lớn, trẻ con trong bản.
Lúa thu hoạch xong không còn phải đập tay để lấy hạt như trước đây, những chiếc máy tuốt công nghiệp luôn sẵn sàng chờ ở đầu bờ.
Cả cung đường rộn rã nhịp điệu ngày mùa.
Thành quả sau một vụ lúa.
Đem lại ấm no cho bà con nhân dân, ruộng vùng biên còn góp phần tô điểm cho cảnh quan nơi đây.
Một thửa ruộng sau gặt vẫn dậy màu của những đám rạ tươi.
Cảnh sắc biên cương mơ màng trong mùa gặt.
Khói đốt đồng nơi vùng cao.
Rơm lúa sau thu hoạch được đốt để làm nguồn bổ sung dưỡng chất tái sinh và tơi xốp cho đất đai đồng ruộng.
Tập kết lúa chờ máy tuốt.
Những gia đình khó khăn hay thiếu lao động thường nhận được sự trợ giúp từ các chiến sĩ biên phòng đóng quân trên địa bàn.
Các chiến sĩ vận hành máy tuốt lúa.
Lúa phơi bên sân nhà sàn ở Lang Chánh, Thanh Hoá.
Bên cạnh những tấm bạt gần đây được dùng phổ biến thì cách phơi lúa truyền thống vẫn được bà con một số nơi áp dụng.
Bãi trống bằng phẳng, sạch sẽ ngay rìa những thửa ruộng được bà con thôn Vịn, xã Bát Mọt trải bạt phơi thóc.
Hoặc những khoảnh bê tông ở xã Yên Khương (Lang Chánh, Thanh Hóa) cũng được bà con tận dụng.
Một người dân bên thửa ruộng của gia đình trong ngày thu hoạch.
Dù đem lại thu nhập không cao nhưng việc canh tác lúa đã trở thành truyền thống của bà con các dân tộc khắp dải biên cương. Ngoài góp phần cung cấp nguồn lương thực quen thuộc cho cuộc sống, nó còn là nét văn hóa Việt Nam, góp phần xây dựng biên cương một dải vững bền.
Tổ chức trang: VŨ THÀNH DUY
Thực hiện: BẢO AN
VNQD