Dòng chảy  Văn nghệ

Hội thảo “Văn học nghệ thuật với đời sống văn hóa xã hội miền núi và dân tộc”

Thứ Ba, 25/12/2018 00:38

Sáng ngày 24/12/2018, tại thị trấn Sa Pa (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai), Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam tiến hành tổ chức Hội thảo “Văn học nghệ thuật với đời sống văn hóa xã hội miền núi và dân tộc”.

Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam; đại diện lãnh đạo Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam; đại diện lãnh đạo các hội văn học nghệ thuật và chi hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số của 15 tỉnh miền núi phía Bắc; các hội viên tiêu biểu của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam đến từ các địa phương trong khu vực.

Chủ trì Hội thảo (từ trái qua): nhà thơ Mai Liễu, nhà văn Mã Anh Lâm, nhà văn Cao Duy Sơn, nhà văn Đoàn Hữu Nam

Hội thảo nhằm thúc đẩy các hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật đề tài miền núi và dân tộc trong khu vực phía Bắc nói riêng, từ đó tạo không khí thi đua, tăng cường sự hiểu biết về vùng đất, con người và bản sắc văn hóa ở mỗi địa phương trong khu vực. Qua đó, không ngừng hợp tác giúp nhau đẩy mạnh các hoạt động văn hóa văn nghệ, sáng tạo ra nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật chất lượng nhằm bồi đắp, nâng cao đời sống văn hóa xã hội miền núi và dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, khu vực và đất nước.

Báo cáo đề dẫn Hội thảo, nhạc sỹ Nông Quốc Bình - Phó chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam - nêu bật:

“Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới đã chỉ rõ: Văn học nghệ thuật là lĩnh vực đặc biệt tinh tế của văn hoá, là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người, là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam.

Sự có mặt nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi vị đại biểu trong Hội thảo là hành động thiết thực đóng góp với Đảng, với Nhà nước trong công cuộc xây dựng và phát triển, đồng thời đủ nói lên dẫu mỗi tỉnh có những đặc điểm văn hoá, kinh tế, địa lý, bảo vệ an ninh - quốc phòng riêng song chúng ta cùng chung những vấn đề lớn, đó là cùng chung nền văn hoá miền núi, dân tộc, cùng gánh vác những vấn đề lớn của quốc gia, giữ gìn truyền thống cha ông, nhân lên những bản thể tốt của con người… Các văn nghệ sỹ dù cư trú ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên hay Lai Châu đều có ý nghĩ đồng điệu, cùng chung những ý tưởng đề cập tới dấu ấn quê hương, lấy cái đa dạng để nêu bật cái đơn nhất, lấy cái gốc để toả ra sự giao thoa”.

Hơn 30 tham luận gửi về Ban tổ chức, trong đó khoảng 10 tham luận trình bày tại Hội thảo đặt ra các vấn đề đáng quan tâm như bản sắc và liên văn hoá, bảo tồn và tiếp biến, truyền thống và hiện đại, phong tục và hủ tục, sưu tầm khảo cứu và sáng tạo mới, tiếp nối và đứt gãy cảm hứng/thế hệ sáng tác…

Những tiếng nói đại diện chi hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số của 15 tỉnh miền núi phía Bắc sẽ được Trung ương Hội tập hợp, làm căn cứ để xây dựng chính sách, tham mưu với các cấp có thẩm quyền và với Đảng, Nhà nước, nhằm từng bước nâng cao chất lượng văn học nghệ thuật, phục vụ, đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu, đòi hỏi của đời sống văn hóa xã hội miền núi và dân tộc.

MÃ - HOÀNG

 

 

 

 

 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)