Tái tạo kí ức qua những bức ảnh

Thứ Hai, 11/04/2022 06:39

Sau khi người mẹ yêu quý qua đời ở tuổi 49, nghệ sĩ Nam Phi Lebohang Kganyes đã đối mặt với sự đau buồn bằng cách bắt đầu trải nghiệm những kí ức xưa cũ của bà

Trong chiếc tủ quần cáo cũ của mẹ, Kganye thấy có những bộ đồ, món trang sức mẹ cô mặc chỉ ở trong những tấm ảnh cũ, thậm chí chúng còn già hơn cả cô. Một chiếc váy suông đầy nữ tính, hai dây màu trắng, dài quá bắp chân và được thắt nút phía trước; chiếc áo đỏ rực với cổ áo viền trắng; hoa văn đen trắng sang trọng của một chiếc áo khoác dài,…“Tôi cảm thấy đây là một hành trình đầy quan trọng. Nó giúp tôi có thể kết nối, gần gũi với người mẹ tôi hết mực yêu thương.” - Kganye chia sẻ.

Một trong những tác phẩm trong chuỗi "Ke Lefa Laka: Her-Story"

Chính nhờ chất xúc tác đầy mạnh mẽ này, Kganye đã tìm ra hướng thực hành nhiếp ảnh của mình. Cô tái hiện lại chính người mẹ của cô, mặc quần áo của bà và tạo kiểu tóc như bà đã làm, sau đó diễn lại các cảnh, ghép hình ảnh quang phổ của chính mình trực tiếp vào các bức ảnh cũ.

Nghệ sĩ Nam Phi nhớ lại khi ở nhà của cô ở Johannesburg: “Mẹ tôi là một người phụ nữ nghiêm khắc, nhưng vui tính và khá hiện đại. Mặc dù theo Đạo, mẹ tôi lại cởi mở và thực tế khi đề cập đến các vấn đề tâm linh”. Trong những hình ảnh mà Kganye chọn, mẹ của cô chỉ hơn cô vài tuổi, tạo dáng vô cùng tự tin trong trang phục được cắt may gọn gàng, dài đến đầu gối.

Từ đó, cô trở thành nhà du hành thời gian qua từng tấm ảnh, hiện diện qua bức màn trừu tượng để chứng kiến ​​những sự kiện cuối cùng của mẹ, song, nó cũng dẫn đến cuộc đời của chính cô. Hiệu ứng phơi sáng kép khiến cô như tồn tại dưới một dạng ảo ảnh bên cạnh người mẹ của mình hay những tấm hình nhóm khiến cô ấy dường như hiện diện lung linh hơn, tồn tại cả ở trong lẫn ngoài bức hình nhóm.

Khi thực hiện phần nội dung của tác phẩm, có tựa đề "Ke Lefa Laka: Her-Story" (tạm dịch: Những thứ tôi được thừa kế: Câu chuyện của mẹ), Kganye đã đến thăm những người thân của mẹ cô tại Nam Phi, những người đã giúp cô ấy xác định vị trí chính xác, thu thập những câu chuyện của họ, đặt nền tảng cho một loạt tác phẩm tái tạo lại lịch sử, văn hoá gia đình mình. Kganye nói: “Tôi nhận thấy việc mẹ tôi rời bỏ thế giới này thực sự ảnh hưởng rất lớn tới bản thân, kiểu như, mẹ mình đã bỏ mình tại thế giới này cùng với những ai? Tôi không biết chắc nữa. Nhiều nghiên cứu cho phép… tôi phải có sự thân mật, hoặc sẽ không có gì”.

Kganye đã trưng bày những bức ảnh của mình trên khắp thế giới. Tháng tới, cô ấy sẽ là đại diện cho Nam Phi dự một trong những sự kiện lớn nhất của thế giới nghệ thuật, Venice Biennale, nơi trình chiếu những hình ảnh từ một loạt phim đầu tiên mà cô ấy kể lại chính mình trong câu truyện cổ tích cổ điển nhưng bối cảnh lại là một thị trấn tại châu Phi.

Một tác phẩm trong chuỗi “Reconstruction of a Family”.

Qua nhiều năm, Kganye đã phát triển phương pháp tái tạo kí ức theo nhiều cách khác nhau, bằng cách dàn dựng lại các bức ảnh hoặc tạo ra những cảnh giống như sa bàn dựa trên những câu truyện lịch sử được truyền miệng mà cô thu thập. Đặc biệt, trong mỗi dự án, Kganye luôn đề cao việc sử dụng bức ảnh như một sân khấu kịch, xây dựng dàn diễn viên, đạo cụ và môi trường để mở ra câu chuyện của mình.

Điển hình như chuỗi tác phẩm“Reconstruction of a Family” (tạm dịch: Tái cấu trúc của một gia đình) được xây dựng theo đúng chủ nghĩa đó. Mỗi hình ảnh đều xoay quanh hồi ức gia đình - những câu chuyện kể của họ hàng xoay quanh người ông, người đầu tiên trong gia đình cô chuyển hướng, từ bỏ làm nông để làm công nhân, lập gia đình tại thành phố trong thời kì phân biệt chủng tộc. Đối với Kganye, dù chưa bao giờ gặp ông trước khi ông qua đời, cô luôn coi ông là một biểu tượng hơn là một người hoàn toàn bằng xương bằng thịt với áo vest và giày bệt.

Trong những câu truyện được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, cô nhận ra kí ức có mối quan hệ khá linh hoạt bởi khi qua góc nhìn mỗi người, nó lại được biến đổi. Chính vì sự biến đổi đó, mỗi cảm giác không rõ ràng, cô lại khắc hoạ bằng một dung mạo phủ bóng đen.

“Khi mọi người kể tất cả các câu chuyện của họ, tôi lắng nghe được nó vừa có sự giao thoa giữa kì ảo lẫn thực tế. Chỉ có điều kì lạ, chúng vừa kết hợp với nhau, vừa tạo ra một khoảng trống tồn tại trong mỗi kí ức chúng ta” - Kganye nói.

Một tác phẩm trong chuỗi "Telltale".

Nhưng trong tất cả các chuỗi tác phẩm của Kganye, bao gồm cả "Telltale" (tạm dịch: Chuyện phiếm) năm 2018, chuyển thể từ gia đình cô sang lịch sử truyền miệng của cư dân làng Nieu-Bethesda, nơi cô từng là nghệ sĩ, cố gắng hiểu rõ hơn về bản thân thông qua nhiều sự phức tạp của vùng quê. Cô đã vượt qua tất cả các lịch sử, từ phẩm chất cá nhân đến vĩ mô, cuối cùng cô đã chạm đến và định hình cuộc sống của bản thân.

Kganye hiểu rằng từ câu chuyện và tác phẩm của cô, chúng không chỉ gói gọn trong phạm vi gia đình mà còn mở rộng tới đất nước Nam Phi: "Tôi thấy rằng, Nam Phi có một lịch sử hào hùng, đáng tự hào. Nhưng nơi chúng ta có thể hiểu được rõ ràng câu chuyện phân biệt chủng tộc ảnh hưởng mạnh mẽ như thế nào đến từng cá nhân thì hãy nhìn gia đình và cấu trúc gia đình đang sống trên đất nước này".

THANH TÙNG

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)