VNQĐ kết nối  Nhân vật tuần này

Vài kỉ niệm về Hà Mậu Nhai (Nguyễn Trọng Oánh)

Thứ Hai, 07/05/2012 09:46
Năm 1955 khi tôi về Tổng cục Chính trị dự trại viết đầu tiên của quân đội thì đã có tên Hà Mậu Nhai. Anh là một trong số những người viết đầu tiên của tạp chí Văn nghệ Quân đội cùng với các anh Thanh Tịnh, Vũ Cao, Từ Bích Hoàng, Hồ Phương, Nguyễn Khải v.v…

Anh Nhai cũng ít nói như anh Từ Bích Hoàng. Lúc đó chúng tôi thường thấy anh xuất hiện như một trại viên, không biết gì về anh. Mãi đến sau này, khi dò hỏi ra, chúng tôi mới biết anh vốn quê ở Thái Bình, nhưng hoạt động cách mạng và tham gia kháng chiến ở Nam Bộ, từng là cán bộ lãnh đạo văn nghệ cùng lớp vớii các anh Bảo Định Giang, Rum Bảo Việt, Bích Lâm, v.v..

Lúc làm biên tập cùng với tôi, có hôm nhân đọc thơ tôi, anh Nhai nói:

- Ở trong Nam, hồi trước người ta gọi tao là thi sĩ Hà Mậu Nhai đó chớ! Nói rồi anh cười hề hề (cái giọng cười rất hiền và rất quen thuộc đối với anh). Cũng từ đấy trở đi, chúng tôi mới biết là trước đây anh cũng có làm thơ.

Anh Nhai có một sự chú ý về phong trào văn học từ hồi đó (nhất là đối với miền Nam) Vì vậy, những lần được đi phóng viên, anh cũng như anh Nguyễn Ngọc Tấn, thường xuống các đơn vị miền Nam quen thuộc như 330, 338, 305.

Thời kì kháng chiến chống Mỹ, tạp chí Văn nghệ Quân đội có mục “bài từ miền Nam” do các tác giả ở chiến trường viết gửi ra, anh Nhai thường phụ trách mục đó.

Thời kì máy bay Mỹ đánh ra miền Bắc, anh em ở Văn nghệ Quân đội tỏa đi các chiến trường, nhất là vùng từ khu 4 trở vào. Người đi xa nhất lúc bấy giờ là anh Hà Mậu Nhai. Có lần anh đi đò dọc theo sông Bến Hải, lên mãi tận đồn biên phòng Cù Bai...

Dạo đó, anh đi công tác nhiều, lại có nhiều chuyện riêng trong gia đình. Có một lần anh về, trong bộ đồ tắm. Anh nhờ tôi về nhà đưa cháu Trúc Bạch và Hoàn Kiếm lên cho anh gặp (tôi cứ nghĩ rằng anh buồn vì chuyện gia đình). Lúc đầu anh không nói gì, nhưng sau đó thấy anh lầu bầu:

- Không cho đi thì ra ngoài, không ở trong quân đội nữa!

Về sau tôi mới biết rõ chuyện, chả là anh xin đi vào Nam nhưng anh Thanh Tịnh phần muốn giữ người, phần cũng do ý kiến cấp trên thế nào đó, nên nói với anh:

- Cấp trên còn nghiên cứu.

Đến sau này, tôi được đi Nam, khi vào Tây Nguyên, sau đó vào Nam Bộ thì được tin anh Nhai ra ngoài quân đội phụ trách nhà xuất bản Giải Phóng. Thời kì này, anh luôn liên lạc với ủy ban thống nhất miền Nam.

Các anh Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc), Thu Bồn, Anh Đức, Phạm Tứ Dương Hương Ly, Nam Hà, Giang Nam, cho in tác phẩm rất nhiều tác giả trẻ. Tôi được biết trong bộ phần chúng tôi (Văn nghệ Quân Giải phóng B2) các anh đã in cho: Văn Lê, Trần Mạnh Hảo, Võ Trần Nhã, Thanh Giang, v.v.. Ngoài ra, Nhà xuất bản Giải Phóng mà anh Nhai là tổng biên tập đã cho in rất nhiều tác giả khác của miền Nam. Điều đáng quý của Nhà xuất bản này là nâng đỡ những anh em trẻ, mặc dầu đó chưa phải là những tác giả quen biết.

NGUYỄN TRỌNG OÁNH


 

 
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)