“Khi tôi bắt đầu viết văn khoảng gần 10 năm trước, tôi chẳng bao giờ nghĩ mình có thể đại diện cho Việt Nam tới tham gia International Writing Program (IWP) của đại học Iowa, chưa kể các nhà văn Việt ngay cả khi đã được đề cử cũng phải cạnh tranh cùng các nhà văn khác trong khu vực Đông Nam Á để hiện diện ở đây nữa….”
Đó là những chia sẻ của nhà văn Hiền Trang trong bài trò chuyện với VNQĐ mang tên Động lực nào để theo đuổi văn chương? Nhà văn Hiền Trang, sinh năm 1993, tại Hà Nội. Chị đã xuất bản một số tác phẩm như Bức tranh cô gái khỏa thân và cây vĩ cầm đỏ (tiểu thuyết, 2015), Tuổi trẻ lạc lối và những cuốn sách của tôi (tập tản văn, 2016), Giấc mộng lang thang trên đồng cỏ úa (tập truyện ngắn, 2018, Giải Ba - Cuộc thi Văn học tuổi 20, lần VI), Dưới mái hiên đêm, những khách lạ (tập truyện ngắn, 2020), Chopin biến mất (tiểu thuyết, 2022), Tại sao ta yêu (tập tiểu luận, 2022). Năm 2022, Hiền Trang là đại diện của Việt Nam tham gia International Writing Program tại Iowa, Mĩ.
Phần Văn xuôi với các truyện ngắn: Dưới đá lặng im của Đào Thu Hà, Người đọc sách của Lệ Hằng, Triệu Tử ở xóm Lá của Em Nguyên.
Dưới đá lặng im là truyện ngắn cảm động về một gia đình cách mạng với những thế hệ trong gia đình nối tiếp nhau ra chiến trường dù cho những mất mát, hi sinh luôn thường trực. Bên cạnh niềm tự hào về tinh thần yêu nước thì những nỗi đau âm thầm mà mỗi thành viên trong gia đình phải chịu đựng cũng được khắc họa sâu sắc, ám ảnh…
Người đọc sách mang đến một góc nhìn độc đáo, để lại nhiều suy ngẫm về công việc, cuộc sống, tình yêu của người trẻ. Một cô gái kiếm tiền bằng việc đọc sách thuê, trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau cô đã đưa ra lựa chọn về việc sống như một cái máy hay sống như một con người. Những trang sách có thể thay đổi được chúng ta?
Triệu Tử xóm Lá kể về Triệu Tử, người được xem như “người điên” không rõ lai lịch xuất xứ nhưng lại có những gắn bó sâu sắc với người xóm Lá. Sự xuất hiện của Triệu Tử đã làm thay đổi không khí buồn tẻ của xóm, thậm chí anh còn thay đổi những cách nhìn của con người nơi đây. Sau những buồn vui xáo trộn ta thấy lấp lánh sự nhân văn của tình người.
Ghi chép Nơi biên cương phía biển của Nguyễn Mạnh Hùng là những tình cảm, sẻ chia dành cho những chiến sĩ cảnh sát biển Việt Nam.
Phần Thơ với sự tham gia của các tác giả: Nguyễn Minh Khiêm, Nguyễn Ngọc Hạnh, Du An, Nhụy Nguyên, Hà Phi Phượng, Mai Hương, Bùi Huyền Tương, Phạm Tú Anh, Trần Văn Lợi, Đỗ Thành Đồng, Nguyễn Minh Đức, Khúc Hồng Thiện, Lương Đình Khoa, Lê Nhi.
Những không gian văn hóa, lịch sử sẽ được mở ra trong thơ từ mọi góc nhìn, mọi chiều kích. Những vẻ đẹp, những ẩn khuất của đời sống ở các khía cạnh của tình yêu, gia đình, xã hội với những vui, buồn, quá vãng, giấc mơ, xao động… cũng là nguồn chất liệu bất tận cho thơ. Qua thi phẩm của mình, người viết đã cho thấy khát vọng được chạm sâu vào những thăm thẳm của mọi đề tài nhằm sáng tạo nên một đời sống khác. Những trang thơ dự thi vì vậy mà trở nên đa dạng và đầy hứng khởi.
“Thơ trong những tập thơ” là bài viết Những nhịp cầu liên tưởng của Vân Phi giới thiệu thi tập Thơ buổi sáng của nhà thơ Nguyễn Đức Tùng.
Văn học nước ngoài giới thiệu truyện ngắn Hôtel Casanova của nữ nhà văn Pháp Annie Ernaux, người được trao giải Nobel văn học năm 2022. Truyện do Anh Phương dịch từ bản tiếng Anh.
Phần Bình luận văn nghệ với sự góp mặt của các tác giả: Lê Dục Tú, Nguyễn Thế Bắc, Lê Phong, Nguyễn Thùy Trang, Tăng Văn Chung, Trần Nhã Thụy.
Từ sau 1975 đến nay, văn học (viết về) Tây Nguyên đã mở rộng biên độ sáng tác. Bức tranh hiện thực được các nhà văn thể hiện trong tác phẩm đa sắc màu. Các nhà văn đã từng bước bắt nhịp vào đời sống mới của đất nước. Bài viết Văn học Tây Nguyên sau 1975 - bản sắc dân tộc và tính hiện đại sẽ có những luận bàn sâu sắc về vấn đề này.
Đọc những kí sự của Trình Quang Phú in trong tập Kí sự xứ người chúng ta nhận ra những câu trả lời thỏa đáng, như là minh chứng cho mô hình thể loại. Tuy nhiên, mô hình hay diện mạo chỉ là kết quả của góc nhìn, điểm nhìn và hơn thế nữa là tầm nhìn. Bài viết Trình Quang Phú - tầm nhìn trong kí sự sẽ tập trung vào tầm nhìn của Trình Quang Phú trong Kí sự xứ người qua đó làm nổi bật đặc trưng thể loại cũng như cách tư duy và tầm vóc tư tưởng của tác giả.
Bên cạnh đó, chúng ta sẽ được tiếp cận với những bài nghiên cứu, bình luận sâu sắc, thú vị về các vấn đề khác nhau của văn học nghệ thuật.
Tạp chí VNQĐ số 1013 dày 120 trang dự kiến sẽ phát hành ngày 20/5/2023. Thân mời các bạn đón đọc!
Văn
Nguyễn Thanh Tâm
Động lực nào để theo đuổi văn chương?
Đào Thu Hà
Dưới đá lặng im
Nguyễn Mạnh Hùng
Nơi biên cương phía biển
Trịnh Thu Tuyết
Hà Nội tầng hai
Lệ Hằng
Người đọc sách
Em Nguyên
Triệu Tử ở xóm Lá
Thơ
Nguyễn Minh Khiêm
Đước âm thầm làm một nửa phương Nam; Cửa sông;
Đánh cược với phù du
Nguyễn Ngọc Hạnh
Đường làng; Bước tới phía sau mình
Du An
Xóm Hạt giao thông; Lên Pá Sáng
Nhụy Nguyên
Chiều La Vang; Chợ duyên
Hà Phi Phượng
Cho một ban mai; Quà tặng
Mai Hương
Chè quê; Trở lại phố xưa
Bùi Huyền Tương
Tháng sáu mưa rào; Chầm chậm chiều
Phạm Tú Anh
Mùa xuân trên đỉnh núi; Qua cửa voóng;
Lời ru trên những bầu ngực khô
Trần Văn Lợi
Sợi dây phơi của chị
Đỗ Thành Đồng
Gặp
Nguyễn Minh Đức
Nụ cười của mẹ
Khúc Hồng Thiện
Trên cầu Thị Nại
Lương Đình Khoa
Huế thong dong
Lê Nhi
Tĩnh
Vân Phi
Những nhịp cầu liên tưởng (Đọc Thơ buổi sáng của Nguyễn Đức Tùng)
Văn học nước ngoài
Annie Ernaux
Hôtel Casanova (Anh Phương dịch từ bản tiếng Anh)
Bình luận văn nghệ
Lê Dục Tú
Văn học Tây Nguyên sau 1975 - bản sắc dân tộc và tính hiện đại
Nguyễn Thế Bắc
Vài thủ pháp nghệ thuật trong một số truyện trinh thám Việt Nam
Lê Phong
Trình Quang Phú - tầm nhìn trong kí sự
Nguyễn Thùy Trang
Trần Quang Long “đi về đường hướng mặt trời/bằng trái tim
và ngòi viết trên tay”
Tăng Văn Chung
Tội lỗi và sự tầm thường của cái ác
Trần Nhã Thụy
Có khi là từ những mơ hồ
Minh họa, ảnh
Bìa 1: Miền nắng gió Tranh của họa sĩ Trương Đình Dung
Minh họa: Công Quốc Hà, Phạm Hà Hải, Tào Linh,
Lê Huy Quang, Đặng Tiến, Nguyễn Anh Vũ, PV...
VNQD