Có một lực lượng tên gọi "cảnh sát" nhưng lại là những người lính Bộ đội Cụ Hồ, đó chính là lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Để độc giả hiểu hơn về công việc của họ, phóng viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội có cuộc trò chuyện với đồng chí Thiếu tướng Trần Văn Xuân - Phó Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam.
Bài trò chuyện mang tên Để ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo lan tỏa sâu rộng trong nhân dân sẽ mở đầu tạp chí số 1006.
Bạn lính của Vũ Công Chiến là câu chuyện giản dị nhưng sâu sắc của những người lính trong chiến tranh cũng như thời bình. Cao Toan và Hồng Lam đã bằng mọi cách để được cầm súng ra trận trong khi họ đều có thể tránh được nếu như không muốn. Mặc dù xuất thân, hoàn cảnh khác nhau, nhưng cả hai người lính đã dành cho nhau sự sẻ chia chân tình, ấm áp, tin cậy.
Đáy sông lấp lánh của Hoàng Anh Linh kể về số phận buồn tủi, bất hạnh của một ông già cô độc. Ông già đó là hình ảnh của rất nhiều người khác mà dường như ở mỗi một vùng đất chúng ta đều bắt gặp. Không tên tuổi, không quê quán nhưng ông đã ở lại trong kí ức của những con người giàu lòng yêu thương, trắc ẩn… Truyện buồn bã nhưng dấy lên trong người đọc những yêu thương, sẻ chia sâu sắc.
Hoa vông vang trắng Thu Trân là nỗi cô đơn tận cùng, là hạnh phúc tận cùng mà những người đồng cảm và tha thiết với cuộc sống, tình yêu dành cho nhau. Nhà văn dựng lên một motip khá phổ biến về bối cảnh của nhiều người trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, số phận và lựa chọn của mỗi người mới là điều đặc biệt để làm nên những câu chuyện khác biệt.
“Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” giới thiệu tác phẩm Hoa oải hương ven sông Sương của nhà văn Nguyễn Thu Hằng.
Phần Văn xuôi còn có bút kí Những người đàn bà làng tôi của Sương Nguyệt Minh; tản văn Chàng ngư phủ cuối cùng của Đỗ Tiến Thuỵ.
Phần Thơ với sự góp mặt của các tác giả: Trần Kim Hoa, Lê Na, Du An, Tạ Bá Hương, Nguyễn Văn Song, Trần Ngọc Mỹ, Nguyễn Kiến Thọ, Mã Giang Lân, Trần Hoàng Phố, Lê Thanh My, Thy Nguyên, Nguyễn Đình Xuân, Trần Thanh Dũng, Lê Trọng Nghĩa, Kiều Maily, Đào An Duyên, Đồng Chuông Tử.
Với sự đa dạng trong giọng điệu, đề tài, phong cách, trang thơ là những góc nhìn, cảm nhận khác nhau của mỗi tác giả về mùa xuân, đất nước, tình yêu…
“VNQĐ giới thiệu” là chân dung tác giả Nông Quang Khiêm cùng chùm thơ ấn tượng của anh.
Phần Bình luận văn nghệ với sự tham gia của các tác giả: Hoàng Đình Bường, Hoài Nam, Nguyễn Thị Kim Nhạn, Đỗ Anh Vũ, Chi Anh, Bình Nguyên.
Thơ Hoàng Cầm trên chốt là bài viết thú vị và sâu sắc về những người lính thời chiến, giữa hai chiến tuyến, cam go khốc liệt nhưng trong tâm hồn những người lính thì thơ Hoàng Cầm cũng đã trở nên như một dấu ấn không thể quên trong những ngày lửa đạn ấy.
Thông qua bài hát Đôi mắt người Sơn Tây, Phạm Đình Chương trước hết thể hiện mối đồng cảm sâu sắc của mình đối với Quang Dũng trong nỗi niềm li hương. Nhạc sĩ đã làm sống lại một tình thế, một bối cảnh, một tâm tình, một ước nguyện trong thơ qua âm nhạc. Bài viết Sự tái tạo “xứ Đoài mây trắng” trong ca khúc Đôi mắt người Sơn Tây của Phạm Đình Chương sẽ có những luận bàn thú vị về điều này.
Bằng khả năng vừa phục dựng, bảo tồn những nét tinh hoa cổ điển, vừa tìm tòi và kết hợp sáng tạo những cách tân phù hợp với thời đại, Nhật Bản đã có thể giữ được cho mình một diện mạo nghệ thuật truyền thống hết sức phong phú, độc đáo. Bài viết Vài phác họa về một số loại hình nghệ thuật sân khấu Nhật Bản sẽ đem đến cho bạn đọc thêm một số hiểu biết về vấn đề này.
Cũng trong phần này, chúng ta sẽ đọc và gặp những bài viết, những nhân vật, những nghiên cứu thú vị và sâu sắc về các vấn đề đáng quan tâm của văn học nghệ thuật hôm nay.
Tạp chí VNQĐ số 1006 dày 120 trang với những bài viết thú vị, tranh, ảnh minh họa đẹp dự kiến sẽ phát hành ngày 5/2/2023. Thân mời các bạn đón đọc!
Văn
PV
Để ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo lan tỏa sâu rộng
trong nhân dân
Vũ Công Chiến
Bạn lính
Sương Nguyệt Minh
Những người đàn bà làng tôi
Nguyễn Thu Hằng
Hoa oải hương ven sông Sương
Đỗ Tiến Thụy
Chàng ngư phủ cuối cùng
Hoàng Anh Linh
Đáy sông lấp lánh
Thu Trân
Hoa vông vang trắng
Thơ
Trần Kim Hoa
Tháng chạp, một ngày mưa; Có những ngày thu như hơi thở gần
Lê Na
Những con sẻ vùng cao; Tiếng hát người lính cũ
Du An
Đá và người vùng biên; Đêm xuân sang
Tạ Bá Hương
Với Lâm Đồng; Nhớ sông Gâm
Nguyễn Văn Song
Hạt; Làm nhà
Trần Ngọc Mỹ
Chuông gió; Đồi Phượng Hoàng
Nguyễn Kiến Thọ
Ghi ở Bảo tàng Quân khu 9; Cùng chú chim sâu
VNQĐ giới thiệu thơ Nông Quang Khiêm
Ruộng bậc thang; Tiếng chim pò ơi; Cây cỏ và hoa
Mã Giang Lân
Cầu Mirabeau
Trần Hoàng Phố
Khúc nhạc lòng ngày xuân
Lê Thanh My
Với cỏ
Thy Nguyên
Cung đường mùa xuân
Nguyễn Đình Xuân
Ba làm vườn
Trần Thanh Dũng
Miệt đồng chín tới
Lê Trọng Nghĩa
Anh không nắm bắt được gì
Kiều Maily
Về
Đào An Duyên
Hòn đất
Đồng Chuông Tử
Phan Rang
Bình luận văn nghệ
Hoàng Đình Bường
Thơ Hoàng Cầm trên chốt
Hoài Nam
Bà Đỡ - một lịch sử rất không ồn ào
Nguyễn Thị Kim Nhạn
Sự tái tạo “xứ Đoài mây trắng” trong ca khúc Đôi mắt người Sơn Tây của Phạm Đình Chương
Đỗ Anh Vũ
Mèo trong một vài loại hình văn học nghệ thuật
Chi Anh
Vài phác họa về một số loại hình nghệ thuật sân khấu
Nhật Bản
Bình Nguyên
Những người phụ nữ của Eliot trong Vùng đất hoang
Tranh bìa: Sắc xuân của Vũ Duy Vĩnh
VNQD