Nhà văn Nguyễn Bảo sinh năm 1948 tại Thanh Hóa. Sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, năm 1971 ông nhập ngũ, làm phóng viên chiến trường tại Ban Văn học thuộc Cục Chính trị Quân khu 5. Sau ngày đất nước thống nhất ông được điều về làm biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội rồi lần lượt giữ các chức vụ Trưởng ban Văn xuôi, Phó Tổng biên tập rồi Tổng biên tập Tạp chí. Năm 2010 nhà văn Nguyễn Bảo nghỉ hưu với cấp hàm đại tá.
Nguyễn Bảo đã xuất bản trên 10 đầu sách trong đó có nhiều tác phẩm viết về những trận đánh ông từng kinh qua. Ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2022 với tiểu thuyết Thượng Đức. VNQĐ đã có cuộc trò chuyện với nhà văn Nguyễn Bảo xoay quanh đề tài văn học viết về người lính. Bài trò chuyện mang tên Hi vọng vào sự đột phá, sáng tạo, cá tính trong tác phẩm viết về chiến tranh và người lính sẽ mở đầu Tạp chí số 1045.
Phần Văn xuôi được tiếp tục với các truyện ngắn: Dấu xưa đất bạn của Thanh Bình, Những bầu trời khác nhau của Trần Ngọc Diệp, Sấm rền Độc Tôn Sơn của Đỗ Ngọc Bích; bút kí Làng Đê Chơ Gang, ai về chép sử… của Ngọc Tấn, tản văn Mùa thu không chỉ gió của Hồ Loan.
Dấu xưa đất bạn đau đáu câu chuyện đi tìm hài cốt liệt sĩ trên đất bạn Campuchia của những người lính Việt Nam. Truyện càng ý nghĩa hơn khi đó là câu chuyện người cháu nội đi tìm hài cốt ông của mình. Lần theo những câu chuyện của bà nội, lần theo dấu vết của cuộc chiến mà cha ông đã trải qua, Khang cùng đồng đội đã có những cuộc kiếm tìm gian khổ nhưng đầy cảm xúc.
Những bầu trời khác nhau là câu chuyện về những số phận, những mảnh đời, những lựa chọn… Số phận nhiều khi không do chúng ta quyết định, nhưng tình yêu lại do chính chúng ta cảm nhận và lựa chọn. Mỗi người có thể có một bầu trời khác nhau nhưng sự sẻ chia, thấu hiểu, cảm thông giữa con người với con người sẽ làm cho những bầu trời trở nên ấm áp, tươi đẹp hơn.
Sấm rền Độc Tôn Sơn là truyện ngắn lịch sử kể về cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương, thời vua Lê chúa Trịnh. Với những tình tiết hấp dẫn, gay cấn, truyện lí giải nhiều góc khuất của lịch sử cũng như mở ra những góc nhìn rộng hơn về một giai đoạn lịch sử đau thương của đất nước.
Chuyện về “ông Đẩu văn phòng” của Mai Nam Thắng là bài viết hướng đến chào mừng Kỉ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (1944 - 2024).
Phần Thơ với sự góp mặt của các tác giả: Nguyễn Thị Kim Tuyến, Vi Thùy Linh, Hồ Minh Tâm, Trần Bạch Diệp, Đặng Bá Khanh, Tạ Bá Hương, Nguyễn Thế Nhân, Nguyễn Cường, Nguyễn Doãn Việt.
Các thi phẩm thể hiện những góc nhìn, những trạng thái, những vẻ đẹp của đời sống, sự rung động, nhớ nhung trong tâm hồn, những giấc mơ, những kỉ niệm và chiêm nghiệm… tất cả làm nên những trang thơ đầy màu sắc, đa dạng, thi vị và bay bổng…
“Thơ trong những tập thơ” là bài viết Tại sao tạ lỗi với mây xanh? của Nguyễn Thanh Tâm giới thiệu tập thơ Tạ lỗi với mây xanh của Mai Thìn.
Văn học nước ngoài giới thiệu truyện ngắn Anh chàng Ziegler của nhà văn Đức Hermann Hesse.
Phần Bình luận văn nghệ với sự tham gia của các tác giả: Đinh Xuân Dũng, Bảo Lộc, Trần Ngọc Hiếu, Lê Hồ Nam, Đỗ Bích Thúy, Phùng Gia Thế, Châu La Việt.
“Truyền thống và đặc trưng đội quân văn hóa của Quân đội nhân dân Việt Nam nhất định sẽ được bảo vệ, giữ gìn và phát triển trong hiện tại và tương lai, không chỉ vì bản thân văn hóa, hoạt động văn hóa mà sâu xa hơn, tiếp tục xây dựng và phát triển đội quân văn hóa này chính là một thành tố hữu cơ, không thể thiếu, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng và sức mạnh tổng hợp của mục tiêu xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại trong thời kì mới của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.” Bài viết Đội quân văn hóa - truyền thống và đặc trưng của Quân đội ta có những chia sẻ sâu sắc xung quanh câu chuyện này.
“Cyberpunk” là thuật ngữ dành riêng cho một trong các đề tài chính của văn học viễn tưởng. Truyện lấy bối cảnh tương lai gần, với cuộc sống công nghệ cao đầy tiện nghi nhưng lại rất buồn chán và tiềm ẩn nhiều hậu hoạ. Trong vài năm qua, nhiều tác phẩm cyberpunk của Việt Nam ra đời, phần nào phản ánh nỗi lo âu của thế hệ người Việt mới với những bước tiến chóng mặt của công nghệ trên thế giới. Bài viết Viễn cảnh công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo trong truyện viễn tưởng Việt Nam đương đại mở ra những góc nhìn mới về đề tài này.
Bên cạnh đó là những vấn đề được xã hội và giới chuyên môn quan tâm, những chia sẻ nghề nghiệp, những cảm nhận, phân tích, luận giải về các văn nghệ sĩ, tác phẩm nghệ thuật... hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thú vị, hấp dẫn.
Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 1045 dày 120 trang dự kiến sẽ phát hành ngày 20/9/2024. Thân mời các bạn đón đọc!
Văn
Uông Triều - Nguyễn Bảo
Hi vọng vào sự đột phá, sáng tạo, cá tính trong tác phẩm viết về chiến tranh và người lính
Thanh Bình
Dấu xưa đất bạn
Ngọc Tấn
Làng Đê Chơ Gang, ai về chép sử
Mai Nam Thắng
Chuyện về “ông Đẩu văn phòng”
Hồ Loan
Mùa thu không chỉ gió
Trần Ngọc Diệp
Những bầu trời khác nhau
Đỗ Ngọc Bích
Sầm rền Độc Tôn Sơn
Thơ
Nguyễn Thị Kim Tuyến
Viết di chúc cho cha; Nhớ mẹ; Hẹn nhau đến già
Vi Thuỳ Linh
Nhiệt kế; Gang tay
Hồ Minh Tâm
Em Hà Nội; Rượu già; Sầu đâu
Trần Bạch Diệp
Chuyến tàu đêm; Mảnh trăng
Đặng Bá Khanh
Chạm vào Điện Biên; Miền gái đẹp
Tạ Bá Hương
Thử nghĩ về thơ; Chợ đời
Nguyễn Thế Nhân
Cỏ trắng; Chiều biên giới
Nguyễn Thanh Tâm
Tại sao tạ lỗi với mây xanh?
(Đọc Tạ lỗi với mây xanh của Mai Thìn)
Nguyễn Cường
Thành phố trong tôi; Cột cờ mây trắng bay
Nguyễn Doãn Việt
Tiếng nạng gỗ; Bóng làng
Văn học nước ngoài
Hermann Hesse
Anh chàng Ziegler
(Phạm Đức Hùng dịch từ nguyên bản tiếng Đức
Bình luận văn nghệ
Đinh Xuân Dũng
Đội quân văn hoá - truyền thống và đặc trưng của Quân đội ta
Bảo Lộc
Viễn cảnh công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo trong
truyện viễn tưởng Việt Nam đương đại
Trần Ngọc Hiếu
Tự sự học điện ảnh
Lê Hồ Nam
Đập chắn Thái Bình Dương: Câu chuyện của
những giấc mộng hão huyền và sự rời bỏ
Đỗ Bích Thuý
Đọc Nhà và người của Lê Thiết Cương
Phùng Gia Thế
Mã thơ Bình Nguyên Trang
Châu La Việt
Vầng trăng Him Lam: Sự tri ân những người nghệ sĩ - chiến sĩ
Minh họa, ảnh
Bìa 1: Mặt trời lên
Tranh của họa sĩ Hoàng Nguyên Thạch
Minh họa: Bùi Quang Đức, Công Quốc Hà, Hải Kiên,
Tào Linh, Sáu Phương, PV.
VNQD