Nhắc đến Đặng Thái Huyền, người ta nghĩ ngay tới một nữ đạo diễn thành công ở các phim về đề tài chiến tranh và hậu chiến. Phim Mười ba bến nước giành 6 Bông sen Vàng cho các nội dung phim hay nhất, đạo diễn xuất sắc nhất, quay phim xuất sắc nhất, nam và nữ diễn viên chính xuất sắc nhất và nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16; phim Người trở về giành giải của Hội đồng giám khảo; phim Đất lành giành giải đạo diễn xuất sắc nhất và các giải thưởng hội nghề nghiệp khác như giải Cánh diều, giải Báo chí Quốc gia...
Trong số này, VNQĐ có bài trò chuyện với đạo diễn Đặng Thái Huyền xoay quanh chủ để làm phim về lịch sử và chiến tranh cách mạng.
Phần Văn xuôi với các truyện ngắn: Chuyến tàu đêm và người khách lạ của Hồ Thị Linh Xuân, Kơ nia đừng khóc của Đào Thu Hà, Vũ của Lê Nhung.
Chuyến tàu đêm và người khách lạ viết về cuộc sống của những người cựu binh sau chiến tranh. Họ từng vào sinh ra tử, từng chung một chiến hào, giúp nhau vượt qua cái chết… Hòa bình, mỗi người đi theo một lựa chọn, cho đến khi gặp lại nhau, và đặc biệt là cuộc gặp của nhân vật “tôi” với người khách lạ trên tàu đã thức tỉnh những dằn vặt, lãng quên…
Kơ nia đừng khóc là câu chuyện éo le giữa những thành viên trong một gia đình, giữa những chàng trai cô gái người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Nhưng sâu xa hơn, truyện hướng đến việc bảo tồn, giữ gìn văn hóa cội nguồn của dân tộc trước cơn lốc của đời sống hiện đại. Truyện gợi nhiều suy ngẫm cho bạn đọc.
Vũ là câu chuyện nhiều da diết. Bức tranh gia đình Vũ với bà ngoại, mẹ, cha nuôi… tất cả đều là những tình cảm đẹp đẽ, cao thượng nhưng buồn bã. Vũ đã đi khỏi làng quê như bước ra khỏi bức tranh buồn, nhưng những ràng buộc, sự khăng khít vô hình vẫn dẫn lối cậu quay về. Truyện mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Ghi chép Bên dòng Nho Quế của Lê Mạnh Thường là những cảm xúc từ chuyến đi Hà Giang của những chiến sĩ cảnh sát biển.
Vũ Cao trên đỉnh du ca của Phùng Văn là bài viết cho chuyên mục kỉ niệm 80 năm ngày truyền thống Tổng cục Chính trị - Quân đội nhân dân Việt Nam.
Phần Thơ với sự góp mặt của các tác giả: Bùi Phan Thảo, Nguyễn Trọng Văn, Đinh Thị Như Thúy, Đinh Minh Thiện, Trần Ngọc Mỹ, Trần Văn Lợi, Hà Phi Phượng, Trần Lê Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Trìu, Mai Thìn, Nguyễn Đức Sơn, Trần Vũ Long, Bùi Bá Đông, Minh Hạ, Nam Thanh. Mỗi tác giả đem đến một diện mạo tươi mới, sức vóc, tiềm năng. Mỗi người viết là một giọng điệu, một phong cách… và là một sự khẳng định riêng về cái tôi sáng tạo.
“Thơ trong những tập thơ” là bài viết Lên men từ xù xì cội đất của Duyên An giới thiệu thi tập Gốm lưu lạc của Vân Phi.
Văn học nước ngoài giới thiệu tiểu luận Vì sao phê bình quan trọng? của Adam Kirsch.
Phần Bình luận văn nghệ với sự tham gia của các tác giả: Phạm Quang Long, Tôn Thị Thảo Miên, Thanh Hoa, Lê Hồ Nam, Song Quyên, Đặng Thị Bích Hồng, Uông Triều.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng kí ức hào hùng của một thời oanh liệt vẫn là nền tảng để các biên đạo múa khai thác và xây dựng hình tượng trong tác phẩm múa của mình. Tuy nhiên, cùng đề cập đến người lính, cùng phản ánh chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân, dân ta nhưng cách biểu hiện hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong tác phẩm múa hiện nay có nhiều điều khá khác biệt so với những tác phẩm múa ra đời trong thời kì chiến tranh. Bài viết Hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong tác phẩm múa đương đại sẽ có những phân tích cụ thể về vấn đề này.
Văn học mạng và văn học truyền thống tồn tại song song, và cùng với đó đã tạo nên những tầng lớp công chúng khác nhau ở mỗi loại hình văn học. Công chúng văn học, nghệ thuật trong thời đại kĩ thuật số mang đặc thù riêng và có đóng góp nhất định trong sự phát triển của văn học đương đại. Bài viết Công chúng văn học nghệ thuật trong thời đại công nghệ số đưa ra những suy ngẫm sâu sắc.
Bên cạnh đó là những bài viết ấn tượng về những vấn đề của văn học, nghệ thuật đang được công chúng quan tâm.
Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 1039 dày 120 trang dự kiến sẽ phát hành ngày 20/6/2024. Thân mời các bạn đón đọc!
Văn
Nguyễn Mạnh Hùng - Đặng Thái Huyền
Tôi thật sự say mê, tâm huyết với đề tài lịch sử
và chiến tranh cách mạng
Hồ Thị Linh Xuân
Chuyến tàu đêm và người khách lạ
Lê Mạnh Thường
Bên dòng Nho Quế
Phùng Văn
Vũ Cao trên đỉnh du ca
Đào Thu Hà
Kơ nia đừng khóc
Lê Nhung
Vũ
Thơ
Bùi Phan Thảo
Âm vang Trường Sa; Vòng hoa trắng giữa biển xanh
Nguyễn Trọng Văn
Đêm buôn Treng; Cây kơ nia bên hồ Lăk
Đinh Thị Như Thúy
Đêm đã tràn lá xanh; Trong những ngày đợi quên; Sáng mùng
một lên chùa Linh Ứng
Đinh Minh Thiện
Ngày thổ cẩm; Những gam màu trừu tượng
Trần Ngọc Mỹ
Bài học từ cây; Những ngọn lửa mất trí
Trần Văn Lợi
Nghe tiếng chim trên đồi A1; Bên tháp Phú Diên
Hà Phi Phượng
Buổi sáng giao mùa; Tiếng rừng
Trần Lê Anh Tuấn
Nhớ Tuy Hòa; Sự bắt đầu
Nguyễn Ngọc Trìu
Chiều Vị Xuyên; Tây Bắc
Duyên An
Lên men từ xù xì cội đất (Đọc Gốm lưu lạc của Vân Phi)
Mai Thìn
Con mắt long lanh; Chuyến tàu không bao giờ có
Nguyễn Đức Sơn
Đầu nguồn; Trăng và biển
Trần Vũ Long
Mùa sớm
Bùi Bá Đông
Tôi vẫn thường
Minh Hạ
Đến nghĩa trang Trường Sơn
Nam Thanh
Nhớ Kinh Bắc
Văn học nước ngoài
Adam Kirsch
Vì sao phê bình quan trọng? (Biên dịch: Tram Nguyen;
Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng)
Bình luận văn nghệ
Phạm Quang Long
Phê bình văn học - những vòng quay muôn thuở
Tôn Thị Thảo Miên
Công chúng văn học nghệ thuật trong thời đại công nghệ số
Thanh Hoa
Hình tượng người chiến sĩ cách mạng
trong tác phẩm múa đương đại
Lê Hồ Nam
Tiếng thét câm lặng và nỗi cực nhọc của một người còn sống
Song Quyên
Từ thử thách lịch sử đến cách tân nghệ thuật
Đặng Thị Bích Hồng
Một mùa hè dưới bóng cây và những tự sự về chiến tranh
Uông Triều
Nàng Điểm Bích của tôi
Minh họa, ảnh
Bìa 1: Cô gái và con vẹt Tranh của họa sĩ Nguyễn Thị Hoà
Minh họa: Đỗ Dũng, Nguyễn Văn Đức, Ngô Xuân Khôi,
Đặng Tiến, PV…
VNQD