Văn học Pháp nói riêng, văn hóa Pháp nói chung có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam. Việc tiếp nhận văn học - văn hoá Pháp đã giúp người Việt hình thành nên những dấu ấn và bản sắc văn học - văn hóa riêng. Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã trò chuyện cùng PGS.TS Phùng Ngọc Kiên (Viện Văn học) xoay quanh việc tiếp nhận văn học - văn hóa Pháp ở nước ta.
Bài trò chuyện mang tên Văn hoá Pháp góp phần kiến tạo tính hiện đại của văn học Việt Nam sẽ ở đầu Tạp chí số cuối tháng 2 này.
Phần Văn xuôi được tiếp tục với những tác phẩm ấn tượng.
Truyện ngắn Giấc mơ bồ hòn của Trần Văn Thước khắc họa câu chuyện tình yêu giản dị, mộc mạc và cũng nhiều sóng gió của cặp đôi thanh mai trúc mã, cùng lớn lên ở một làng quê. Những kỉ niệm tuổi thơ, những rung động của tuổi mới lớn, những trải nghiệm vui buồn, được mất của tình yêu, và đặc biệt là những giấc mơ đã khiến họ nhận ra điều gì mới thực sự thuộc về mình. Đề tài truyện không mới nhưng có lối khai thác riêng, mang lại sự bất ngờ.
Truyện ngắn Dưới ánh chiều tà của Lê Vi Thuỷ xúc động và ám ảnh bởi nỗi đau da cam. Trên vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ và đầy bản sắc, những tưởng sẽ là sự sinh sôi, sẽ là nguồn hạnh phúc… Chiến tranh đã không còn những hệ luỵ của nó đã âm thầm giết chết những mầm sống, những sinh linh, để lại nỗi đau không cùng. Bi kịch ấy sẽ khiến sự sống nơi đây tàn lụi nếu như con người không bằng tình yêu, sức mạnh của mình để hồi sinh lại sau đau thương…
Truyện ngắn Đáy hồ trăng hát của Bùi Tuấn Minh khắc hoạ hình ảnh những người lính trong một gia đình cách mạng. Có quá nhiều những mất mát, hi sinh và cả những éo le, bất trắc, nhưng những thế hệ trong gia đình, bằng những nhiệm vụ khác nhau vẫn giữ trọn niềm tin và cống hiến hết mình cho Tổ quốc. Phía sau đó còn là câu chuyện về tình cảm gia đình sâu sắc, cảm động và vô cùng nhân văn.
Kí ức về một vùng đất là bút kí đầy cảm xúc viết về về Khu 5 thời chiến tranh của Nguyễn Bảo: “Đến giờ, có thể nói nhiều trang văn của tôi khởi đi từ vùng đất Quảng Nam. Con người và xứ sở này là quê hương thứ hai của tôi. Chiến tranh đã qua đi nhưng những năm tháng sống chết cùng đồng đội và nhân dân nơi đất Quảng vẫn mãi còn trong kí ức...”
“Kí ức lính” là bài viết Nhớ một lần ca cóng của Vũ Công Chiến với kỉ niệm đáng nhớ trong những năm tháng chiến tranh.
Bài viết Một người cha vĩ đại của Trình Quang Phú là câu chuyện đầy xúc động, sâu sắc viết về vị thân sinh của Bác Hồ kính yêu.
Phần Thơ với sự góp mặt của các tác giả: Vũ Bình Lục, Duyên An, Hồ Minh Thông, Phạm Quỳnh Loan, Trần Kim Hoa, Nhuỵ Nguyên, My Tiên, Võ Mạnh Hảo, Nguyễn Lạc Đạo, Vĩ Hạ, Phan Xuân Luật, Hữu Vi, Vĩnh Hoài, Nguyễn Hữu Quý, Thy Lan, Lương Hoàng Thi.
Trang thơ số này mang tới nhiều phong vị của mùa xuân, của đời sống, với những vẻ đẹp và sự lắng sâu. Sự đa thanh, đa giọng điệu cũng như việc các tác giả ở nhiều lứa tuổi, nhiều vùng miền khác nhau làm nên sự sinh động, đặc sắc cho những trang thơ.
“Thơ trong những tập thơ” là bài viết Những câu thơ khắc khoải cội nguồn của Lý Uyên giới thiệu tập thơ Hồn chiêng giữ vía của Kiều Duy Khánh.
Văn học nước ngoài giới thiệu tác phẩm Viên đại uý của nhà văn Premchand do Trần Ngọc Hồ Trường dịch từ bản tiếng Anh.
Phần Bình luận văn nghệ với sự tham gia của các tác giả: Kiên Phùng, Nguyễn Ngọc Minh Châu, Nguyễn Thị Phương Thuý, Nguyễn Phú, Mai Văn Phấn.
Trong lịch sử phát triển của văn học hiện đại, báo chí, xuất bản đóng vai trò quan trọng bậc nhất từ góc nhìn xã hội học văn học. Sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Việt Nam từ ngày đất nước thống nhất góp phần quan trọng thúc đẩy văn học phát triển mạnh mẽ và đa dạng. Có thể nói 50 năm từ ngày thống nhất đất nước, báo chí, xuất bản đã góp phần kiến tạo không gian thống nhất cho văn học, và từ đó dựa trên những điều kiện kinh tế thị trường thúc đẩy sự phát triển đa dạng, tự chủ của văn học. Bài viết Vai trò của báo chí và xuất bản đối với văn học trong sự chuyển đổi nền kinh tế sẽ có những bình luận sâu sắc xung quanh câu chuyện này.
Văn học viết về lực lượng TNXP TP.HCM, viết bởi những người trong và ngoài lực lượng, đã luôn có một chỗ đứng trong lịch sử văn chương của đất nước. Sau gần nửa thế kỉ, ta có thể nhìn nhận về bộ phận văn học này trong mối quan hệ với những giai đoạn và bộ phận văn học khác để hiểu thêm giá trị và ý nghĩa của nó. Bài viết Văn học Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh - gần nửa thế kỉ nhìn lại sẽ có những khảo sát, phân tích về đề tài này.
Bên cạnh đó là những vấn đề được xã hội và giới chuyên môn quan tâm, những chia sẻ nghề nghiệp, những cảm nhận, phân tích, luận giải về các văn nghệ sĩ, tác phẩm nghệ thuật... hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thú vị, hấp dẫn.
Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 1055 dày 120 trang dự kiến sẽ phát hành ngày 20/2/2025. Thân mời các bạn đón đọc!
Văn
TS Đoàn Minh Tâm - PGS.TS Phùng Ngọc Kiên
Văn hoá Pháp góp phần kiến tạo tính hiện đại của văn học Việt Nam
Trần Văn Thước
Giấc mơ bồ hòn
Nguyễn Bảo
Kí ức về một vùng đất
Vũ Công Chiến
Nhớ một lần ca cóng
Lê Vi Thuỷ
Dưới ánh chiều tà
Bùi Tuấn Minh
Đáy hồ trăng hát
Trình Quang Phú
Một người cha vĩ đại
Thơ
Vũ Bình Lục
Thị Mầu lên biên giới; Hát ru miếng trầu
Duyên An
Khởi đầu cho mùa xuân; Bảy kí ức về hồ
Hồ Minh Thông
Ngọn gió tự do; Nắng sông Hồng
Phạm Quỳnh Loan
Lên đảo; Về núi
Trần Kim Hoa
Những nụ hoa tấm bé; Ngày hôm qua như câu hát
Nhuỵ Nguyên
Sương khói dã quỳ; Vẽ ước
My Tiên
Dưới cội mai già; Nơi không có mùa xuân
Võ Mạnh Hảo
Mồng năm
Nguyễn Lạc Đạo
Liêu xiêu bóng má chợ quê
Vĩ Hạ
Về em và những đêm hè Phan Thiết sót lại
Phan Xuân Luật
Ra giêng; Làng cổ
Hữu Vi
Ngôi nhà nơi triền đồi cao; Cầu thang
Lý Uyên
Những câu thơ khắc khoải cội nguồn
(Đọc Hồn chiêng giữ vía của Kiều Duy Khánh)
Nguyễn Hữu Quý
Quan họ chiều nay
Vĩnh Hoài
Phách sông
Thy Lan
Xuân trên đảo
Lương Hoàng Thi
Gọi
Văn học nước ngoài
Premchand
Viên đại uý (Trần Ngọc Hồ Trường dịch từ bản tiếng Anh)
Bình luận văn nghệ
Kiên Phùng
Vai trò của báo chí và xuất bản đối với văn học trong sự chuyển đổi nền kinh tế
Nguyễn Ngọc Minh Châu
Đề xuất một khái niệm mới: “tác giả trẻ em”
Nguyễn Thị Phương Thuý
Văn học Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh - gần nửa thế kỉ nhìn lại
Nguyễn Phú
Bản “sonata” rừng ruộng của Đỗ Tiến Thuỵ
Mai Văn Phấn
Yêu để hoá thiên nhiên
Minh hoạ, ảnh
Bìa 1: Sắc xuân
Tranh của họa sĩ Nguyễn Thị Hoà
Minh họa: Lê Anh, Nguyễn Văn Đức, Ngô Xuân Khôi, Tào Linh, Văn Minh
VNQD