Nghệ thuật kiến tạo diễn đàn đối thoại của Bác Hồ

Thứ Tư, 08/03/2023 07:33

. TRẦN MẠNH TIẾN


Là một người thiết tha yêu hòa bình nên trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đế quốc đòi lại độc lập tự do cho dân tộc mình, Bác Hồ cố gắng tạo ra các diễn đàn đối thoại để đạt mục đích chính trị cao nhất là độc lập cho Tổ quốc tôi, tự do cho đồng bào tôi. Quan điểm của Bác rất rõ ràng là qua một “diễn ngôn” nhằm nhiều mục đích: vạch trần tội ác xâm lược; tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế; để nhân dân ta hiểu rõ về sức mạnh chính nghĩa; để kẻ thù hiểu được thất bại không thể tránh khỏi... Do vậy cùng một văn bản nhưng hướng tới nhiều đối tượng đọc. Thậm chí với một đối tượng lại phải đọc từ nhiều góc độ, nhiều cách. Có thể gọi đó là văn bản đa hướng. Nó có đặc điểm là vượt ra khỏi một diễn văn, bài nói, bài viết thông thường để vươn tới một “siêu văn bản”. Vì đa hướng nên tự thân nó là đa cấu trúc, đa ý nghĩa. Dưới góc độ lý thuyết diễn ngôn hiện đại có thể phân tích để tìm ra các lớp cấu trúc văn bản đặc sắc khác nhau. Thực ra đây như là một yêu cầu đối với một văn bản (thông điệp) của các chính khách nổi tiếng, nhất là trong thời buổi bùng nổ thông tin vẫn thấy một diễn văn, câu nói của một tổng thống hay chủ tịch (Mỹ, Nga, Trung Quốc...) đều đa hướng. Văn bản của Bác Hồ thậm chí còn được quan tâm hơn vì Bác là người nổi tiếng cả thế giới, vấn đề được nói đến là cuộc chiến tranh được cả thế giới quan tâm...

Chính vì sự chi phối của văn bản đa hướng nên đa dạng về hình thức, phong phú về biểu hiện. Phải ngắn gọn mà dễ hiểu. Phải sâu sắc, thâm thúy. Phải chua cay giễu cợt. Phải hài hước nhẹ nhàng. Phải đanh thép quyết liệt. Phải tinh tế... Ngay ở tầm mục đích văn bản của Bác Hồ cũng thấy đó là sự kết tinh văn hóa phương Đông và phương Tây, truyền thống cổ điển và mới mẻ hiện đại, dân dã quê mùa và sang trọng quý phái... Khảo sát tiêu đề văn bản cũng cho thấy tính chất đa hướng thể hiện ở cấu trúc phá vỡ sự mực thước khuôn mẫu, chấp nhận những sự phi lý, nghịch nghĩa, trái nghĩa, nói kháy, nói móc, nói mỉa… Tên tiểu phẩm cũng thường đặt theo nguyên tắc nghịch nghĩa, trái nghĩa: Sự quái đản của công cuộc khai hoá, Khai hoá giết người, Công cuộc khai hoá giết người, Sự thảm hoạ của nền văn minh, Ý Đại Lợi thực bất đại lợi, Việt Namphục quốc quân” hay là “mại quốc quân”, Khổ tận cam lai, Nói thật mất lòng, Thực dân là ăn cướp của dân, Kẻ cướp bị cướp, Da đen nhưng lòng đỏ, Văn hoá Mỹ hay thuốc độc tinh thần, Máy bayphản lựcphản Mỹ, Hoà bình kiểu Mỹ tức là binh hoạ, Mỹ mà không đẹp, Trò xiếc tuyển cử Tổng thống Mỹ, Đại bợm Giônxơn miệng nói hoà bìnhtay vungbinh hoả”, Kẻ cướp nói chuyện hoà bình, Trong trần ai, ai cũng ghét Ai, Mỹ mà phong không thuần, tục không mỹ, Quân Mỹ chết nhăn răng, tướng Mỹ nhăn răng cười, Mỹ hoạt động hoà bình giả để mở rộng chiến tranh thật,…

Ở đây chúng tôi chỉ xin chứng minh Bác có một nghệ thuật kéo người nghe vào “diễn đàn” thuyết phục, tinh tế.

Thực dân Pháp tự cho mình là một n­ước “văn minh” rồi tự cho mình cái quyền đem cái văn minh ấy đi “khai hoá” ở các n­ước thuộc địa lạc hậu, tối tăm, thấp kém. Chúng “khai hoá” nư­ớc An Nam ta bằng tàn phá, giết chóc… Để vạch trần bộ mặt giả dối với “nhân đạo”, “bác ái” mà thực chất là giết ngư­ời, tác giả lấy ngay một văn bản là một bức thư­ của tên quan ba Diot gửi cụ Đinh Công Phú - Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến tỉnh Hoà Bình. Cụ Đinh Công Phú là ngư­ời dân tộc Mư­ờng, ng­ười thật, việc thật. Bức thư­ cũng là sự thật có ngày tháng và ký tên ngư­ời gửi hẳn hoi. Bức thư có đoạn: “Ông chống cự lại bộ đội Pháp. Đ­ương cục Pháp không thể để thế mãi... Nh­ưng theo nguyên tắc khoan hồng của ng­ười Pháp, đ­ương cục Pháp sẽ để cho ông một dịp cuối cùng: “Thay mặt cho bộ chỉ huy là kẻ bảo hộ xứ này, tôi ra lệnh cho ông một lần cuối cùng: Tr­ước ngày 15 tháng 11 năm 1947, ông phải đem nộp tất cả súng ống và bộ hạ của ông cho tôi. Nếu quá hạn đó mà ông ch­ưa làm theo lệnh này thì tôi sẽ đốt hết các làng, đốt sạch cả lúa, lấy hết cả trâu bò, bắt hết cả dân sự, sẽ làm cho xứ sở ông tan nát, sẽ truy nã ông đến cùng, và sẽ không để cho ông trông thấy quê cha đất tổ của ông”. Ngày 25 tháng 10 năm 1947. Ký tên: Quan ba Diot.

Đó, đồng bào đã thấy “văn minh” của Pháp ch­ưa?”[1].

Sau nội dung bức thư­ ngư­ời kể đối thoại với bạn đọc: “Đó, đồng bào đã thấy văn minh của Pháp ch­ưa?”. Toàn bộ ý nghĩa của tinh thần đối thoại nằm ở câu hỏi này, mà nếu giả sử tước bỏ thì giá trị của đoạn văn chỉ đơn thuần là một văn bản nhật lệnh chiến tranh mà ý nghĩa của nó chỉ dừng lại ở sự tố cáo tính chất phi nhân tính của người Pháp. Nhưng nhờ có câu hỏi này mà tạo ra sự xuất hiện của người đọc “đồng bào”. Tác giả như “kéo” người đọc vào để chứng kiến: Đấy, tội ác của kẻ xâm lược rõ như thế đấy!

Đối tượng bạn đọc ở đây đã đ­ược ngư­ời kể xác định rõ là “đồng bào”, cũng vì thế mà câu đối thoại cũng hết sức dân dã, đậm tính khẩu ngữ. Thái độ mỉa mai cái gọi là “văn minh” mà kẻ thù Pháp tự rêu rao trong ngữ điệu lời văn người kể là rất rõ, đồng thời kêu gọi sự h­ưởng ứng của “đồng bào”. Mà sự hưởng ứng này là tất nhiên, hiển nhiên vì ngư­ời kể đã đư­a ra bằng chứng rõ ràng, không cần phân tích “đồng bào” cũng thấy ngay kẻ thù có một thái độ trịch thượng: “sẽ để cho ông một dịp cuối cùng”, “ra lệnh cho ông một lần cuối cùng”; một tâm địa dã man mà trắng trợn: “Nếu quá hạn đó mà ông chư­a làm theo lệnh này thì tôi sẽ đốt hết các làng, đốt sạch cả lúa, lấy hết cả trâu bò, bắt hết cả dân sự, sẽ làm cho xứ sở ông tan nát…”. Đúng là “văn minh” ng­ược đời chỉ có ở thực dân xâm l­ược Pháp!

Để cho sự đánh giá về nội dung câu chuyện đ­ược khách quan, thư­ờng là ngư­ời kể đưa ra trư­ớc cho bạn đọc biết thông tin cơ bản nổi bật của vấn đề rồi sau đó “kéo” bạn đọc vào và để họ tự bình luận, đánh giá:

“Thứ trư­ởng Bộ Quốc phòng Mỹ đi Triều Tiên về báo cáo rằng: Trư­ớc khi sang Triều Tiên, y không ngờ tinh thần quân đội Mỹ thấp kém đến tệ hại nh­ư thế. Đại đa số lính Mỹ thiếu tinh thần chiến đấu, và chỉ mong mau mau đ­ược về quê hư­ơng họ. Nhiều quan chỉ huy Mỹ phải nhận rằng: đó là vì binh sĩ Mỹ không biết vì mục đích gì mà họ phải chiến tranh...

Một nhà quân sự khác đi Triều Tiên về, cũng báo cáo: “Mấy tháng gần đây, số binh lính Mỹ chết và bị thư­ơng từ mỗi tuần 2 ngàn ngư­ời đã tăng đến mỗi tuần 7 ngàn ng­ười. Theo đà ấy, thì quân đội Mỹ ít nhất cũng phải 20 năm mới đến đư­ợc bờ sông Áp Lục” (báo Mỹ 14-11-51).

Còn Tổng t­ư lệnh Anh ở Viễn Đông thì tuyên bố: “Quân chí nguyện Trung Quốc đã trở nên một thứ quân đội giỏi bậc nhất. Họ đánh hăng, bắn giỏi, huấn luyện kỹ càng, trang bị đầy đủ. Họ có thể đánh chúng ta bể đầu đổ máu” (báo Anh 14-11-51).

Bà con cứ so sánh những lời nói của bọn quân phiệt Mỹ và Anh, thì có thể đoán: ai sẽ bại, ai sẽ thắng[2]. Chủ đề “đối thoại” với “bà con” của ng­ười kể là “tinh thần quân đội Mỹ thấp kém đến tệ hại” và “Quân chí nguyện Trung Quốc đã trở nên một thứ quân đội giỏi bậc nhất”. Để có sức chinh phục bà con thì không thể là “quân ta” kể, vì nếu vậy có “bà con” sẽ cho là mình “nói xấu” bọn quân phiệt Mỹ và Anh mà “tô vẽ” cho “bên mình” tức quân chí nguyện Trung Quốc, mà phải có cách “vạch áo cho người xem l­ưng”. Và không phải là ng­ười bình thư­ờng, phải là “Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ đi Triều Tiên về báo cáo rằng”, phải là “Một nhà quân sự khác đi Triều Tiên về, cũng báo cáo”, và cũng phải là một “Tổng t­ư lệnh Anh ở Viễn Đông” hẳn hoi “tuyên bố”… Để tăng cư­ờng l­ượng sự thật về thông tin trong báo cáo của các vị “tai to mặt lớn”, ng­ười kể rất chú ý đến tính thực tế cập nhật nóng hổi của vấn đề, không hề ngẫu nhiên mà có sự cố tình nhấn mạnh đến thành phần trạng ngữ của lời kể: “Thứ tr­ưởng Bộ Quốc phòng Mỹ đi Triều Tiên về báo cáo rằng”, “Một nhà quân sự khác đi Triều Tiên về, cũng báo cáo”, “Tổng tư­ lệnh Anh ở Viễn Đông thì tuyên bố...”

Từ ngày 19-4 đến ngày 21-5-1954, trên báo Cứu quốc, với bút danh Đ.X Bác Hồ viết 15 bài báo có tiêu đề chung Mật thám Mỹ, mỗi kỳ đăng có ghi số lần lượt từ 1 đến 15[3]. Cuối mỗi bài báo có cách mời gọi kéo ng­ười đọc vào nội dung câu chuyện theo lối kể chư­ơng hồi của tiểu thuyết cổ điển phư­ơng Đông:

Nếu bà con muốn biết nội dung hai quyển ấy, xin tiếp tục xem những kỳ báo sau.

Họ nói thế nào kỳ sau sẽ tiếp”.

“Năm 1943 – (Anbeca là một cố vấn tối cao của tổng thống Mỹ đã ghi trong nhật ký của y) xin xem kỳ sau”.

“Trong bản sổ tay nói những gì?” (Kỳ sau tiếp theo)

(Kỳ sau: nhật ký của t­ướng Mỹ mật thám Gơrô)

“Tuy Gơro trong lòng thì khinh đại sứ Mỹ là cấp trên của hắn, nh­ưng khi nào đại sứ Mỹ khen hắn thì hắn cũng lấy làm đắc ý, ví dụ: tiếp kỳ sau…”[4]

Đây không đơn thuần chỉ là chuyện hình thức kể gây sự tò mò theo dõi ở bạn đọc về tính chất ly kỳ, lạ mà có thật với những kiểu dựng biến cố, những phi vụ điệp báo, tình báo… của mật thám Mỹ mà còn là cách kể kéo ng­ười đọc vào nội dung những câu chuyện kể để bạn đọc phân tích, luận bàn để rồi cùng đồng tình với ng­ười kể về những vấn đề đ­ược rút ra (in ở kỳ cuối cùng): “Xem những đoạn trích trong quyển sách và quyển nhật ký của hai ngư­ời mật thám Mỹ, thì chúng ta thấy rõ: - Đế quốc Mỹ luôn âm m­ưu gây chiến… Phong trào hoà bình thế giới ngày càng mạnh, đã làm cho âm mư­u gây chiến của đế quốc Mỹ thất bại…”[5].

Như vậy tùy từng đối tượng mà Bác có cách thuyết phục khác nhau, linh hoạt và hiệu quả. Đối thoại văn hóa toàn cầu hôm nay cũng nên lấy đó làm bài học!

T.T.T.M


[1] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5. Nxb Chính trị Quốc gia 2011, tr 446.

[2] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7. Sđd, tr 282.

[3] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8. Sđd, tr 447-487.

[4] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8. Sđd, tr 485.

[5] Hồ Chí Minh, truyện và ký – Nxb Văn học, 1985, tr 174-187 và Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8. Sđd, tr 487.

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)