. NGUYỄN THANH TÚ
Hình ảnh Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. Ảnh: TL
Âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật biểu hiện những cung bậc tâm trạng con người một cách đa dạng, tinh tế, tài hoa nhất, có đủ tụng ca, bi ca, hoan ca, hùng ca, tráng ca. Tất phải có sự kiện lớn để hội tụ những âm vang ấy. Sự kiện ngày 30/4/1975 là một trong những ngày vui nhất của lịch sử dân tộc, theo lẽ tự nhiên, ngày ấy cũng vang lên những nốt nhạc với nhiều cung bậc vui vẻ, náo nức khác nhau.
Nhạc sĩ Cao Việt Bách sáng tác Tiếng hát thành phố mang tên Người vào ngày 24/4/1975, được ca sĩ Kiều Hưng thể hiện trên làn sóng điện đúng thời điểm đất nước hoàn toàn thống nhất. Lời hát nhớ về Bác ân tình, lắng đọng, thiết tha: “Từ thành phố này Người đã ra đi, bao năm ước mong đón Bác trở về”. Âm hưởng lời hát vút cao, bay vào tương lai, vào ước mơ: “Thành phố Hồ Chí Minh ngời ngời rực sáng tương lai trong mỗi trái tim/ trong mỗi ước mơ…”.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên viết Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng vào đêm 28/4. 17h ngày 30/4 bài hát được phát sóng trong bản tin thời sự đặc biệt của Đài tiếng nói Việt Nam: “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng/ Lời Bác nay thành chiến thắng huy hoàng/ 30 năm đấu tranh dành độc lập non sông/ 30 năm dân chủ cộng hòa kháng chiến đã thành công/ Việt Nam Hồ Chí Minh…”. Đây có thể coi là bản tổng kết 30 năm lịch sử bằng âm nhạc ngắn gọn mà đầy đủ, hùng tráng mà trữ tình, dư ba mà lắng đọng.
Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh của nhạc sĩ Xuân Hồng cấu trúc trên nền tảng âm hưởng dân ca Nam bộ giản dị, ngắn gọn, mộc mạc, tự nhiên nên ai cũng thể hát, đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca, hợp xướng đều có thể biểu diễn một cách thuyết phục: “Mùa xuân nàу về trên quê ta/ Khắp đất trời biển rộng bao la/ Ϲâу xanh tươi ra lá trổ hoa/ Ϲhào mùa xuân về với mọi nhà/ Thành phố Hồ Ϲhí Minh quê ta/ Đã viết nên thiên anh hùng ca”. Những nguyên âm (a) vang, mở (ta/la/hoa/ nhà/ta/ca) như nâng tiếng hát bay cao, bay xa. Các hình ảnh như xôn xao, xốn xang, lay động đi trong nhịp hát tươi vui, hân hoan, hồ hởi: “Mùa xuân về rợp bóng cờ baу/ Nước thêm trong dòng sông Bến Nghé/ Ϲhợ thêm đông chợ vui Bến Thành”. Cách đảo phách (syncope) lệch tạo một chút ngỡ ngàng, hụt hẫng về giai điệu cũng là chút ngỡ ngàng về mâu thuẫn hợp lý: “Ngày đi/ như trong đêm mơ”; “Vui sao/ nước mắt lại trào”. Vui quá mà nước mắt trào ra…!
Ngay trong đêm 26/4/1975 nhạc sĩ Hoàng Hà viết xong Đất nước trọn niềm vui. Lời hát như đưa người nghe bay lên trong không gian cả đất trời mở hội: “Hội toàn thắng náo nức Đất nước/Ta muốn bay lên say ngắm sông núi hiên ngang/… Ta muốn ôm hôn mỗi tấc đất quê hương”... Qua lời hát mà có thể tưởng tượng ra biển người con dân đất Việt mình vui vẻ, náo nức cùng nhau đi trong dòng lịch sử, “đi trong muôn ánh sao vàng cờ đỏ tung bay”. Những nốt nhạc vui ngân lên, lòng người bay lên, Tổ quốc bay lên mãi mãi mùa xuân: “Đêm hoa đăng, những môi cười là bó hoa đời tươi thắm tuyệt vời/ Đẹp niềm tin mãi mãi Tổ quốc muôn đời/ Trọn vẹn cả non sông thống nhất rạng rỡ Việt Nam”. Một nhạc phẩm sẽ bất tử nếu nói lên được tiếng lòng của muôn triệu người, là tiếng nói của lịch sử ngàn năm, hôm qua và hôm nay. Đất nước trọn niềm vui là một trường hợp như vậy!
Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh của nhạc sĩ Xuân Hồng cấu trúc trên nền tảng âm hưởng dân ca Nam bộ giản dị, ngắn gọn, mộc mạc, tự nhiên nên ai cũng thể hát, đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca, hợp xướng đều có thể biểu diễn một cách thuyết phục: “Mùa xuân nàу về trên quê ta/ Khắp đất trời biển rộng bao la/ Ϲâу xanh tươi ra lá trổ hoa/ Ϲhào mùa xuân về với mọi nhà/ Thành phố Hồ Ϲhí Minh quê ta/ Đã viết nên thiên anh hùng ca”. Những nguyên âm (a) vang, mở (ta/la/hoa/ nhà/ta/ca) như nâng tiếng hát bay cao, bay xa. Các hình ảnh như xôn xao, xốn xang, lay động đi trong nhịp hát tươi vui, hân hoan, hồ hởi: “Mùa xuân về rợp bóng cờ baу/ Nước thêm trong dòng sông Bến Nghé/ Ϲhợ thêm đông chợ vui Bến Thành”. Cách đảo phách (syncope) lệch tạo một chút ngỡ ngàng, hụt hẫng về giai điệu cũng là chút ngỡ ngàng về mâu thuẫn hợp lý: “Ngày đi/ như trong đêm mơ”; “Vui sao/ nước mắt lại trào”. Vui quá mà nước mắt trào ra…!
Xin trở về với lịch sử âm nhạc để thấy nền âm nhạc cách mạng Việt Nam luôn đồng hành cùng lịch sử, cùng Sài Gòn, sau này là thành mang tên Bác kính yêu.
Có lẽ Lê Quý Đôn, trong Phủ biên tạp lục (1776) là người đầu tiên nhắc tới địa danh Sài Gòn. Về tên gọi, còn nhiều tranh luận nhưng dựa vào âm chữ Hán và chữ Nôm trong Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (1765-1825), nhà bác học Trương Vĩnh Ký cho rằng “Sài” nghĩa là “củi”, Gòn là “cây gòn”. Bởi trước kia ở vùng Chợ Lớn là bạt ngàn rừng gòn, người Khơ-me gọi là “Prey Kor”… Ý kiến này được nhiều người đồng tình.
Theo nhà văn Sơn Nam, năm 1914, Sài Gòn vẫn là vũng sình lầy, ruộng lúa, nơi chăn vịt. Theo học giả Vương Hồng Sển, từ sau 1946, người Pháp gọi Sài Gòn là “Hòn ngọc Viễn Đông” (La perle de l'Extrême-Orient) để chỉ nơi ăn chơi xa xỉ của họ. Người Mỹ nhảy vào “can thiệp” vẫn gọi “Hòn ngọc Viễn Đông” (The Pearl of the Far East) để khuếch trương “văn minh Mỹ”, thực tế “Sài Gòn” là một “khu ổ chuột” khổng lồ. Hầu như sống bằng viện trợ Mỹ, 20 năm dưới thời Ngụy, Sài Gòn chịu nhiều hậu quả, hệ lụy nặng nề về xã hội, kinh tế, văn hóa... Theo các công bố, đến đầu năm 1975 Sài Gòn có khoảng 4 triệu người, có tới 150.000 người nghiện ma túy; 500.000 gái mại dâm, hư hỏng; 800.000 trẻ mồ côi lang thang…
Từ năm 1961, chào mừng sự kiện thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, các nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng viết Giải phóng miền Nam làm bài ca chính thức của Mặt trận. Đi theo thể hành khúc, lời hát nhanh, rắn rỏi, mạnh mẽ: “Giải phóng miền Nam, chúng ta cùng bước tiến bước/ Diệt đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ bán nước”. Là lời hiệu triệu hùng tráng bằng âm nhạc: “Vùng lên! Nhân dân miền Nam anh hùng!”. Bài hát kết lại, âm thanh ngừng nghỉ để mở ra cả một chân trời tương lai, mới mẻ, rực rỡ: “Vận nước đã đến rồi/ Bình minh chiếu khắp nơi/ Nguyện xây non nước sáng tươi muôn đời”. Đến năm 1966, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ác liệt thì Tiến về Sài Gòn của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước ra đời vẽ ra viễn cảnh của 9 năm sau: “Sài Gòn ơi ta đã về đây, ta đã về đây”. Tại sao lại có tưởng tượng ấy? Chỉ có thể cắt nghĩa bằng dự cảm nghệ thuật của thể loại âm nhạc có gốc rễ từ đời sống nên bắt được nguồn mạch và nhịp đi của lịch sử. Lời bài hát phóng khoáng như mở ra không gian trước mặt là “đồng bằng” (Nam bộ) và “thành đô” (Sài Gòn): “Tiến về đồng bằng, giải phóng thành đô/ Ta về quê khi ánh bình minh…/ Trên đường quê nghe tiếng mẹ ta đang khắc khoải mong chờ”. Các trọng âm “đồng bằng”, “quê”, “thành đô” được điệp lại, nhấn mạnh như để khẳng định: đồng bằng, thành đô cũng là quê ta vậy! Giai điệu “Tiến về đồng bằng, giải phóng thành đô” là nốt chủ âm, là lời kêu gọi vang vọng, là lời giục giã, thôi thúc, còn là quyết tâm, là ý chí, niềm tự hào. Đây có thể coi là một tổ hợp âm nhạc dồn tụ trong đó nhiều hợp âm, đa giọng, có anh hùng ca, tráng ca, tụng ca, hoan ca. Có cả một chút bi ca (nghe tiếng mẹ ta đang khắc khoải mong chờ). Nhưng là “bi ca” của lạc quan ấm áp tình người!
Nhưng những âm vang ấy phải đợi đến ngày 30/4/1975 mới trở nên trọn vẹn, hoàn mỹ, đích thực là những tráng ca, hoan ca vút lên bầu trời tự do hoành tráng, ngân vang âm hưởng những tiếng thiêng liêng: Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh! Việt Nam! Việt Nam!
NTT
VNQD