Cửa sổ văn nghệ

5 cuốn sách nên đọc trước 30 tuổi

Thứ Hai, 05/11/2012 00:01

1. Tác phẩm Siddhartha của Hermann Hesse

Siddhartha được biên dịch sang tiếng Việt với tựa đề Câu chuyện dòng sông là một cuốn tiểu thuyết mang tính cách ngôn của Hermann Hesse kể về hành trình tâm linh của một người Ấn Độ tên là Siddhartha trong thời đại của Tất-đạt-đa Cồ-đàm.

Cuốn sách, tiểu thuyết thứ chín của Hesse, được viết bằng tiếng Đức, trong một ngôn ngữ đơn giản nhưng có vần điệu. Nó được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1922, sau khi Hesse trải qua một thời gian ở Ấn Độ trong thập niên 1910. Nó được xuất bản ở Mỹ năm 1951 và trở nên có ảnh hưởng lớn vào thập niên 1960.

"Siddhartha" nghĩa là "người đã đạt được những mục đích của mình" hoặc "anh ta là người chiến thắng." Tên của Phật, trước khi xuất gia, là Hoàng tử Siddhartha Gautama. Nhân vật Siddhartha trong cuốn sách không phải là Phật, trong cuốn sách này "Gotama" được dùng để chỉ Buddha.

Cuốn sách kể lại chuyện xảy ra ở Ấn Độ vào thời cổ đại vào khoảng thời gian của Phật (thế kỉ thứ 6 TCN). Truyện bắt đầu khi Siddhartha, con của một Brahmin, bỏ nhà ra đi để tham gia những nhà tu khổ hạnh cùng với người bạn thân là Govinda. Cả hai đều ra đi để tìm sự khai sáng. Siddhartha đã đi qua một chuỗi các thay đổi và tự nhận thức khi anh cố gắng đạt được mục đích này.


2. Tác phẩm 1984 của George Orwell

1984 (tựa tiếng Anh là Nineteen Eighty-Four; thường được viết là 1984) là một tiểu thuyết về xã hội giả tưởng thể loại dystopia (dạng sầu bi) của nhà văn Anh George Orwell, xuất bản năm 1949. Quyển sách kể về câu chuyện của Winston Smith trong đó miêu tả chế độ chuyên chế đang cai trị xã hội làm bối cảnh của câu chuyện và bi kịch của nhân vật chính Winston Smith do chế độ đó gây ra.

Cùng với Brave New World của Aldous Huxley, đây là một trong những tiểu thuyết xã hội giả tưởng dystopia nổi tiếng nhất và thường được trích dẫn nhất trong văn học.

Cuốn tiểu thuyết đã được dịch sang 62 thứ tiếng và đã để lại một ấn tượng sâu sắc về những miêu tả và ngụ ý của nó. Một chín tám tư, thuật ngữ cũng như tác giả của nó đã trở thành ngạn ngữ khi người ta thảo luận về những vấn đề nhà nước và cá nhân. Thuật ngữ Orwellian cũng được sử dụng rộng rãi khi mô tả những hành động hoặc tổ chức gợi lại xã hội chuyên chế được dựng lên trong cuốn tiểu thuyết.

Một chín tám tư đã từng có lúc bị xem như một tác phẩm nguy hiểm về mặt chính trị đối với các chính thể vì vậy bị cấm ở một số thư viện ở các quốc gia khác nhau, chứ không riêng gì những chính thể chuyên chế.

3. Tác phẩm To Kill a Mockingbird của Harper Lee

To Kill a Mockingbird (
Giết con chim nhại) là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Harper Lee; đây là cuốn tiểu thuyết rất được yêu chuộng, thuộc loại bán chạy nhất thế giới với hơn 10 triệu bản. Cuốn tiểu thuyết được xuất bản vào năm 1960 và đã giành được giải Pulitzer năm 1961. Nội dung tiểu thuyết dựa vào cuộc đời của nhiều bạn bè và họ hàng tác giả, nhưng tên nhân vật đã được thay đổi. Tác giả cho biết hình mẫu nhân vật Jean Louise "Scout" Finch, người dẫn truyện, được xây dựng dựa vào chính bản thân mình.

Giết con chim nhại là một câu chuyện bao gồm nhiều mô-típ, như sự ích kỷ, sự thù hận, lòng dũng cảm, sự kiêu hãnh, định kiến, và các giai đoạn trong cuộc đời, đặt trong bối cảnh cuộc sống miền Nam Hoa Kỳ. Cuốn tiểu thuyết đã được đạo diễn Robert Mulligan dựng thành phim với kịch bản do Horton Foote viết vào năm 1962. Cho tới nay, cuốn tiểu thuyết này là tác phẩm được xuất bản duy nhất của bà Harper Lee.

4. Tác phẩm A Clockwork Orange của Anthony Burgess

Tiểu thuyết A Clockwork Orange là một cuốn tiểu thuyết về xã hội giả tưởng thể loại dystopia (dạng sầu bi) của nhà văn Anh Anthony Burgess . Tác phẩm là một sự mô tả châm biếm của xã hội phương Tây về sự bạo lực và nổi loạn cực đoan của tuổi trẻ.

Vào năm 1971, một bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết đã được sản xuất. Vào năm 2005, tác phẩm lọt vào danh sách 100 tiểu thuyết viết bằng tiếng Anh hay nhất do tạp chí Time bình chọn và cũng được bình chọn là một trong 100 cuốn tiểu thuyết viết bằng tiếng Anh hay nhất thế kỷ 20.

5. Tác phẩm For Whom the Bell Tolls của Ernest Hemingway

For whom the bell tolls (Chuông nguyện hồn ai)là tiểu thuyết được xuất bản năm 1940 của nhà văn Mỹ Ernest Miller Hemingway. Cuốn tiểu thuyết viết về Robert Jordan, một người Mỹ thuộc Lữ đoàn quốc tế, tham gia chống Phát xít trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Tựa Chuông nguyện hồn ai được Hemingway lấy từ tác phẩm Meditation XVII của nhà thơ John Donne.

Tác phẩm là một bản anh hùng ca về cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Tây Ban Nha chống lại bọn phát xít Franco bảo vệ chế độ cộng hòa, một cuộc chiến kéo dài từ năm 1936 tới năm 1939

NGỌC ANH ( tổng hợp theo Divinecaroline)

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)