Cửa sổ văn nghệ

"Dạo bước qua vùng đất của Sơn Mài"

Thứ Hai, 07/08/2023 16:34

Triển lãm đang diễn ra tại Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Tham dự là 10 họa sĩ: Lý Trực Sơn, Nguyễn Quang Trung, Phan Cẩm Thượng, Triệu Khắc Tiến, Vũ Văn Tịch, Nguyễn Thị Thúy Nguyệt, Nguyễn Xuân Lục, Nguyễn Thị Quế, Đỗ Thị Kim Đoan, Phạm Trà My.

Sơn ta đã có từ rất lâu đời ở Việt Nam, nhưng chỉ kể từ năm 1925, trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương bắt đầu đưa chất liệu này từ mĩ nghệ vào sáng tác thì sơn mài mới dần trở thành “đặc sản” của mĩ thuật Việt Nam. Bước đầu các họa sĩ Đông Dương thử thách dùng sơn ta vẽ như sơn dầu, theo cách các thầy người Pháp sang đây dạy họ, nhưng không thành công. Sau đó, họ quyết định phải tìm ra một lối đi khác cho sơn mài.

Người được nhắc đến nhiều nhất trong thế hệ đầu tiên là Nguyễn Gia Trí – tranh ông thiên về biểu hiện, cũng có tính trang trí, nhưng chìm đi dưới bóng của tác phẩm hội họa. Dưới ảnh hưởng của người hiệu trưởng thứ 2 của trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương là ông Evarite Jonchère, các họa sĩ sơn mài thế hệ thứ 2 là Lê Quốc Lộc, Hoàng Tích Trù, Phạm Hậu… sáng tác thiên về lối trang trí, để tận dụng những thế mạnh của mĩ nghệ truyền thống Việt Nam. Thế hệ thứ 3 được cho rằng đã thay đổi quan niệm về sáng tác trên sơn mài là họa sĩ Nguyễn Sáng và họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm.

Buổi triển lãm không mong muốn tìm ra thế hệ thứ 4 của sơn mài nhưng Ban Tổ chức mong muốn thông qua việc trưng bày tranh của các “môn phái” sơn mài miền Bắc, người xem hay chính các họa sĩ sẽ có đủ tĩnh lặng để nhìn nhận và có góc nhìn riêng về sơn mài Việt.

Cũng theo Ban Tổ chức, những nghệ sĩ tham gia đều đang khai phá sơn mài theo cách riêng. Họ tiếp cận sơn mài theo những quan điểm nghệ thuật riêng, thậm chí hoàn toàn trái ngược, kế thừa cổ truyền hay bác bỏ, để chất liệu dẫn dắt, làm chủ hay hội thoại, phải quy chuẩn hóa về mặt kỹ thuật rồi mới khai phá, hay là cứ khai phá rồi sẽ tìm tiếp… và chúng tôi dành toàn bộ sự thưởng thức thành quả nghệ thuật của họ, cùng những sự thống nhất, cũng như khác biệt cho người xem đánh giá.

Một số tranh tại triển lãm do Ban Tổ chức cung cấp:

PV

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Thanh xuân của “người đàn bà tìm nước”

Thanh xuân của “người đàn bà tìm nước”

Tôi như một vị quan tòa trong cuộc hôn nhân chơi vơi của đôi vợ chồng - những nguyên mẫu của nhân vật trong truyện ngắn Người đàn bà đi tìm nước của mình... (VÕ DIỆU THANH)

Lòng dũng cảm và đức hi sinh của người lính chẳng thể nào hư cấu được

Lòng dũng cảm và đức hi sinh của người lính chẳng thể nào hư cấu được

Chịu khó đọc, tự tin mình cũng có thể viết được như mọi người, nhưng lúc đó tôi chưa có ý thức trở thành người viết chuyên nghiệp, chỉ muốn kể lại những câu chuyện chiến tranh gian khổ ác liệt... (TRUNG SỸ)

Có khi là từ những mơ hồ

Có khi là từ những mơ hồ

Trong tiểu thuyết, nhân vật Nhà văn trẻ có một người vợ bỗng dưng mất tích, trước khi rời đi, cô tháo cái sim điện thoại bỏ vô bể cá, nên cuộc kiếm tìm trở nên vô vọng... (TRẦN NHÃ THỤY)

Người đàn ông của li cà phê buổi sáng

Người đàn ông của li cà phê buổi sáng

Thế hệ tôi 8x sinh sau năm 1975, không biết chiến tranh là gì, bom đạn là gì, chưa cảm được mất mát, chia li, đau khổ của cảnh binh đao, khói lửa một thời mà các thế hệ trước đã phải trải qua... (LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG)