Cửa sổ văn nghệ

Hoài niệm “Ký ức Hà Nội”

Thứ Bảy, 29/12/2018 20:09
Những hình ảnh đường phố, hàng xén thời bao cấp, những căn hộ tập thể cũ được phác họa vừa thân quen, vừa khác lạ trong 250 bức ký họa và trong cuốn sách “Tập thể Hà Nội - Ký họa & hồi ức" tại triển lãm “Ký ức Hà Nội”.

Thời đại mở cửa cuốn phăng đi nhiều thứ, nhưng chắc chắn những giá trị văn hoá cốt lõi làm nên bản sắc riêng của người Việt Nam sẽ trường tồn. Những ký ức về một thời Hà Nội xưa cũ cũng chính là những điều làm nên khí chất của người Hà Nội ngày hôm nay.

Với rất nhiều những kỷ niệm được chia sẻ, “Ký ức Hà Nội” sẽ là một cuộc triển lãm nhiều cảm xúc dành cho những ai từng sinh ra và lớn lên ở mảnh đất kinh kỳ này. Cuộc triển lãm này nhằm giới thiệu cuốn sách “Tập thể Hà Nội - Ký họa & hồi ức” và những bức tranh vẽ về một Hà Nội xưa cũ.

Hoà i niệm “Ký ức Hà Nội” - Ảnh 1.

Một góc Hà Nội trong ký ức sẽ được trưng bày tại triển lãm khai mạc ngày 30/12

Bên cạnh đó, công chúng đến với triển lãm sẽ được gặp lại những hình ảnh gợi nhớ một thời Hà Nội bình yên, nghèo nhưng rất đẹp. Đó có thể là những khu nhà tập thể hình tổ ong, là quán phở phố cổ người mua phải xếp hang, là cửa hang mậu dịch, là bàn thờ Tết với bánh pháo, hộp mứt, gói thuốc lá, chai rượu chanh,…Những hình ảnh ấy được thể hiện hoặc trên những bức tranh, hoặc được sắp đặt tại chỗ để khán giả có thể trực tiếp cảm nhận như ấm trà vối nóng kèm kẹo lạc, những món ăn chơi như kẹo rồi, mứt me, mứt bí, mứt gừng,… thậm chí là món cơm độn sắn, món lòng xào dưa chua,… những thứ rất quen thuộc với Hà Nội thời bao cấp.

Hoà i niệm “Ký ức Hà Nội” - Ảnh 2.

Chia sẻ cảm xúc của mình về cuốn sách, nhà văn Nguyễn Quang Thiều - một cư dân chung cư cũ của Hà Nội nói: “Cuốn sách là một ý tưởng độc đáo. Ý tưởng này đã biến những không gian xưa, thời gian xưa tưởng đã chìm vào quên lãng giờ trở lại sống động và ám ảnh lạ thường. Một sự thật là, khi đang sống trong những chung cư ở Hà Nội thuở ấy, chúng ta phải đương đầu với bao khó khăn bởi điều kiện sinh hoạt. Những căn hộ chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu nước, thiếu điện, thiếu không gian cho những đứa trẻ.

Và rồi, cuộc cách mạng đô thị đã và đang xóa đi tất cả những chung cư như thế. Hầu hết những người đã sống trong những chung cư ấy giờ đã có một nơi ở mới với những biệt thự sang trọng, với những chung cư hiện đại và cao cấp. Tưởng rằng như vậy thì những chung cư xưa sẽ được chôn vùi vào quá khứ mãi mãi. Nhưng đến một ngày, trong những trang viết và những bức tranh, tất cả những chung cư thở ấy lại mọc lên, mọc lên trong một tinh thần khác và một ánh sáng khác...”

Hoà i niệm “Ký ức Hà Nội” - Ảnh 3.

Bà Trần Thị Thanh Thuỷ, Trưởng nhóm Urban Sketchers Hanoi - những người làm nên cuốn sách và những bức tranh trong triển lãm chia sẻ: “Triển lãm và cuốn sách để đánh dấu một giai đoạn, giữ lại những bức hình trong 1 năm hoạt động của nhóm. Chúng tôi muốn những người tham quan được sống lại một thời Hà Nội. Nhà tập thể là minh chứng của thời đổi mới, gắn với kỷ niệm của một thế hệ nên nhóm ký hoạ lại để ghi lại ký ức xưa”.

Với chủ đề xuyên suốt là “Ký ức Hà Nội”, ban tổ chức đã mang đến sự tươi mới bằng cách kết hợp cả ngôn ngữ hội họa và văn hóa ẩm thực. Hai hoạt động bổ sung và nâng đỡ nhau, hứa hẹn mang tới một trải nghiệm đặc biệt cho người tham dự về một Hà Nội rất quen nhưng rất lạ.

Chuỗi hoạt động triển lãm, trải nghiệm ẩm thực Hà Nội thời bao cấp diễn ra từ ngày 30/12/2018- 31/1/2019 tại số 70 Nguyễn Du, Hà Nội.

Nguồn: Báo Tổ quốc (Hà An)

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)