Cửa sổ văn nghệ

Tết Trung thu ở một số nước châu Á

Thứ Tư, 23/09/2015 15:05
logo VNQD - Không chỉ riêng Việt Nam, tết Trung thu ở một số nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… cũng là một trong những ngày lễ quan trọng.
 
Bánh gạo Hàn Quốc
Bánh gạo Hàn Quốc
Hàn Quốc
Lễ Chuseok (Tết Trung thu) ở Hàn Quốc cũng diễn ra vào 15/8 âm lịch, là một trong ba ngày lễ quan trọng nhất trong năm cùng với ngày đầu năm mới và Ngày Dano (5/5). Vào ngày này, người dân xuyên suốt các thời kỳ lịch sử tạ ơn tổ tiên vì một mùa màng bội thu, no ấm. Mọi người trong gia đình đoàn tụ, chia sẻ tình yêu với gia đình, bạn bè.
Vào buổi sáng ngày Tết trung thu, các gia đình thường làm lễ cúng gia tiên và tảo mộ. Con cháu cùng nhau nhổ cỏ mọc xung quanh, đắp đất, sửa sang ngôi mộ. Phong tục này được xem là một nghĩa vụ và một cách biểu lộ sự thành kính đối với gia đình.
Món ăn không thể thiếu trong dịp tết Trung thu của người Hàn Quốc là rượu và bánh gạo.

 
Trung Quốc

Trung Quốc
Rất nhiều người cho rằng tết Trung thu của người Việt Nam và tết Trung thu của người Trung Quốc giống nhau. Nhưng có thể chỉ ra một số đặc điểm khác biệt như sau:
Phần lớn người Việt coi tết Trung thu là tết thiếu nhi, người Trung lại coi trọng sự đoàn viên, sum họp trong gia đình.
Người Việt không thưởng nguyệt trong đêm Trung thu trong khi người Trung lại quây quần bên gia đình thưởng nguyệt và kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị trong cuộc sống.
Việt Nam thường tổ chức múa lân, có ông Địa dẫn đầu còn Trung Quốc múa rồng cầu may mắn.
Người Việt không có nghi thức Tế nguyệt (cúng mặt trăng) như người Trung Quốc.

 
Nhật bản

Nhật Bản
Nhật Bản cũng tổ chức tết Trung thu vào ngày 15/8 âm lịch, và người dân gọi đây là Lễ hội ngắm trăng. Trong dịp lễ, người Nhật vừa ngắm trăng tròn, vừa ăn những món ăn truyền thống. Thông thường người dân sẽ bày bánh thành một mâm lớn để trước thềm nhà, vừa thong thả ngắm trăng, vừa chuyện trò và ăn uống. Món bánh ăn trong ngày này ở Nhật là bánh gạo nếp.
Trẻ em Nhật Bản cũng thường tham gia vào lễ hội rước cá chép. Đèn lồng cá chép ở Nhật tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối với các bé trai.
Thái Lan
Người Thái Lan gọi Tết trung thu là “Kỳ nguyệt tiết”. Vào dịp này, mọi người thường tổ chức lễ hội cúng trăng, ngồi quay quần quanh bàn thờ lớn để cầu nguyện và trao cho nhau những lời chúc phúc. Trên bàn thờ sẽ đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát Nam Hải, bày biện trái cây (đặc biệt là quả đào) và bánh trung thu. Theo quan niệm của người Thái, khi làm như vậy Bát Tiên sẽ mang quả đào đó tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm cũng như các vị thần tiên khác, đồng thời chứng giám cho những lời ước nguyện của mọi người.

 
Singapo philipin

Singapo, Malaysia, Phillippines
Ở các nước này, phong tục lễ tết Trung thu khá giống với phong tục của người Trung Quốc vì ở đây có rất nhiều người Hoa sinh sống hàng trăm năm qua. Họ cũng làm bánh trung thu, múa lân, múa rồng và các hoạt động sôi nổi khác.
Campuchia
Vào ngày 15 tháng 12 Phật lịch, người Campuchia tổ chức lễ hội vái lạy trăng truyền thống. Sáng hôm ấy, người ta bắt đầu chuẩn bị lễ vật cúng nguyệt, gồm hoa tươi, súp sắn, gạo dẹt, nước mía.
Buổi tối, mọi người đặt đồ cúng vào khay, đem để trên một chiếc chiếu lớn trước, thảnh thơi ngồi chờ trăng lên. Khi mặt trăng nhô lên đầu cành cây, mọi người thành tâm bái nguyệt, cầu xin ban phước. Bái nguyệt xong xuôi, người già lấy gạo dẹt nhét vào miệng của trẻ con, nhét cho đến lúc không thể nào nhết vào được nữa mới thôi, để cầu viên mãn, điều tốt đẹp.

ĐÌNH PHƯƠNG dịch & tổng hợp
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)