Cửa sổ văn nghệ

Triển lãm nghệ thuật Ikebana tại TP Hồ Chí Minh

Thứ Tư, 29/06/2022 15:05

Ngày 2 - 3/7/2022, Triển lãm Ikebana TP Hồ Chí Minh được tổ chức tại Nhà Triển lãm Mỹ Thuật TP Hồ Chí Minh, số 218A Pasteur, phường 6, quận 3, TP Hồ Chí Minh.

Đây là lần đầu tiên Hội sở Ikenobo Việt Nam (Ikenobo Vietnam Centre Study Group) tổ chức tại thành phố mang tên Bác.

Triển lãm nhằm lan tỏa vẻ đẹp của nghệ thuật Ikebana – nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản tới công chúng TP Hồ Chí Minh. Ikebana hay còn được gọi là hoa đạo, là nghệ thuật cắm hoa được hình thành từ thế kỷ XV bởi những nhà sư dòng họ Ikenobo. Trải qua gần 600 năm tồn tại và phát triển, nghệ thuật Ikebana vẫn luôn được yêu mến từ thế hệ này sang thế hệ khác và vượt ra khỏi biên giới Nhật Bản tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Nghệ thuật Ikebana diễn đạt vẻ đẹp về sức sống tiềm ẩn của cỏ cây hoa lá trong các giai đoạn phát triển của đời sống thực vật. Qua việc thực hành cắm hoa, nghệ thuật này mang thiên nhiên tới gần hơn với đời sống thường ngày, giúp người thực hành hiểu và khám phá vẻ đẹp của cỏ cây hoa lá và có cái nhìn an hòa, tĩnh tại hơn trong đời sống.

Triển lãm Ikebana Hồ Chí Minh lần này trưng bày các gần 50 tác phẩm do giáo viên và học viên của Hội sở Ikenobo Việt Nam thực hiện. Các tác phẩm được thực hiện theo các kiểu cắm đặc trưng của Ikebana Ikenobo như rikkashoka và kiểu cắm tự do mang nhiều sắc thái khác nhau gợi nên sự ngạc nhiên và yêu mến của người đến thưởng lãm. Thông qua triển lãm, những tác phẩm Ikebana thể hiện vẻ đẹp phong phú, sự thấu hiểu và trân quý thiên nhiên.

Bên cạnh các tác phẩm Ikebana được trưng bày, triển lãm còn có sự xuất hiện của các tác phẩm tranh tạo nên sự ngạc nhiên thú vị về nét hòa hợp của hai loại hình nghệ thuật này. Ikebana luôn gắn liền với vẻ đẹp truyền thống tuy nhiên việc kết hợp với tranh trang trí cũng mang lại một vẻ đẹp mới mang đậm hơi thở đương đại. Các tác phẩm tranh dùng trong triển lãm được sự cho phép của các họa sĩ Lê Hào, Trần Quốc Giang, Hồ Đăng Lễ...

Cũng trong khuôn khổ triển lãm, buổi chia sẻ về vẻ đẹp của thơ Haiku và Ikebana - hai bộ môn nghệ thuật đặc trưng mang đậm tâm hồn Nhật Bản là điểm nhấn đặc biệt dành tặng những người yêu mến văn hóa truyền thống Nhật Bản. Buổi chia sẻ với sự góp mặt của Nhà nghiên cứu - dịch giả Nhật Chiêu - người có bề dày về dịch và nghiên cứu, phê bình thơ Haiku tại Việt Nam. Buổi chia sẻ đã nêu lên tính biểu cảm đặc biệt của thơ Haiku và Ikebana thông qua ngôn từ và hoa lá, giúp người tham dự hiểu hơn về triết lý thẩm mỹ, ý nghĩa và vẻ đẹp của các môn nghệ thuật này nói riêng và văn hóa Nhật Bản nói chung.

Với vai trò là người dẫn dắt Hội sở Ikenobo Việt Nam, Hội trưởng - cô Nguyễn Thanh Tú - cho biết: “Triển lãm Ikebana là hoạt động thường niên của Hội sở được tổ chức ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nhằm chia sẻ với công chúng vẻ đẹp của thiên nhiên cỏ cây, sự sáng tạo của con người cũng như tính thẩm mỹ và tính nhân văn trong bộ môn nghệ thuật này. Đây là nét đẹp trong đời sống tinh thần mà những người thực hành nghệ thuật Ikebana như chúng tôi mong muốn lan tỏa ra cộng đồng. Ikebana như một khoảng lặng nhỏ bé giữa nhịp sống hối hả, để chúng ta cùng thư giãn, nâng niu, trân quý, hiểu rõ giá trị của thiên nhiên trong đời sống hiện đại”.

PV

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)